![]() |
"Đòn bẩy" xây dựng các mô hình phát triển kinh tế
(QBĐT) - Thời gian qua, nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi của Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Xác định nguồn vốn là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế, ngay từ đầu năm, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy tiến hành lập dự án, bình xét hộ vay, giải ngân vốn, giúp các hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh và giảm nghèo bền vững.
Từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, đến nay, hộ ông Lê Ngọc Hoãn (SN 1962, Chi hội nông dân tổ dân phố 1, thị trấn Nông trường Lệ Ninh, Lệ Thủy) đã có cuộc sống ổn định. Để nâng cao thu nhập cho gia đình, ông đã vay vốn từ QHTND huyện với số tiền 50 triệu đồng, kết hợp cùng các nguồn vốn vay khác đầu tư trồng rừng keo, tràm với diện tích 13ha. Ngoài ra, ông còn mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp với diện tích 4ha (2 ao nuôi cá, trên 500 con gà, 50 con bò vỗ béo).
Đến nay, trang trại tổng hợp của gia đình ông đem lại doanh thu hàng năm trên 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí đạt lợi nhuận trên 700 triệu đồng/năm. Mô hình cũng tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng cùng 15 lao động thời vụ với thu nhập 9 triệu đồng/người/tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lệ Thủy, từ nguồn vốn ủy thác, QHTND, hàng năm, Hội Nông dân huyện đã giúp hàng chục hộ nông dân thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Năm 2021, nguồn vốn QHTND toàn huyện đạt 15,357 triệu đồng (trong đó nguồn Trung ương 2.600 triệu đồng, nguồn tỉnh hội 3.560 triệu đồng, nguồn của huyện 1.350 triệu đồng, nguồn của xã và chi hội 7.847 triệu đồng) tạo điều kiện cho 6.389 hộ vay để phát triển sản xuất.
Bố Trạch hiện có 41.429 hội viên, nông dân, số hội viên là chủ hộ có 34.448 người. Để giúp nông dân phát triển kinh tế, các cấp hội đã tiến hành vận động, xây dựng QHTND ở 26 cơ sở hội, đưa tổng QHTND cấp cơ sở lên 9.668 triệu đồng, tạo điều kiện cho 987 hộ vay với 783 dự án phát triển kinh tế. Ngoài ra, tổng nguồn QHTND huyện quản lý năm 2021 là 2.130 triệu đồng, triển khai 24 dự án cho 54 hộ vay.
Bên cạnh đó, hội huyện chỉ đạo hội cơ sở tích cực phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện và chính quyền địa phương kịp thời củng cố, sáp nhập, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn; chỉ đạo hội nông dân các xã, thị trấn, nhất là các xã còn có nợ quá hạn, lãi tồn, huy động tiết kiệm thấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng mức huy động tiết kiệm.
Được biết, năm 2021, tổng nguồn QHTND toàn tỉnh hiện có trên 36 tỷ đồng. Từ nguồn vốn QHTND, Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân 48 dự án cho 302 hộ vay với số tiền trên 14,3 tỷ đồng. Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã giải ngân 34 dự án cho 55 hộ vay với số tiền trên 2,6 tỷ đồng. Cấp xã giải ngân trên 2,2 tỷ đồng cho 220 hộ vay, mức cho vay bình quân 10 triệu đồng/hộ.
Từ nguồn vốn vay đã giúp nhiều gia đình hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh có vốn đầu tư các mô hình kinh tế, như: Các dự án chăn nuôi bò lai ở thị trấn Nông trường Lệ Ninh, xã Dương Thủy, Trường Thủy (Lệ Thủy), dự án Tổ Hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi vịt đàn ở xã Vạn Ninh, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi cá nước ngọt thương phẩm ở xã Hàm Ninh, nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Quán Hàu (Quảng Ninh); khai thác hải sản ở xã Bảo Ninh, chăn nuôi lợn thịt ở xã Đức Ninh, sản xuất mộc mỹ nghệ ở phường Phú Hải (TP. Đồng Hới)…
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp hội nông dân trong tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát để đồng vốn vay phát huy hiệu quả, đúng mục đích, nhất là lựa chọn hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương.
Bên cạnh đó, các cấp hội đã chú trọng công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trước khi giải ngân, các hộ vay được Hội Nông dân xã hướng dẫn kỹ thuật, tham quan một số mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trong tỉnh. Năm 2021, các cấp hội đã trực tiếp và phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức được 209 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 12.510 lượt hội viên, nông dân, trong đó có các hội viên vay vốn từ các nguồn QHTND, Ngân hàng CSXH được tham gia tập huấn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Tiến Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp hội tiếp tục tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hệ thống hội đối với công tác xây dựng, quản lý, điều hành QHTND và hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân, nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, hội nỗ lực xây dựng QHTND phát triển bền vững, trở thành công cụ, điều kiện quan trọng để hội trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, nông dân, xây dựng thành công các mô hình phát kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Phạm Hà
(QBĐT) - Thời gian qua, nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi của Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Xác định nguồn vốn là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế, ngay từ đầu năm, Hội Nông dân huyện Lệ Thủy tiến hành lập dự án, bình xét hộ vay, giải ngân vốn, giúp các hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh và giảm nghèo bền vững.
Từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, đến nay, hộ ông Lê Ngọc Hoãn (SN 1962, Chi hội nông dân tổ dân phố 1, thị trấn Nông trường Lệ Ninh, Lệ Thủy) đã có cuộc sống ổn định. Để nâng cao thu nhập cho gia đình, ông đã vay vốn từ QHTND huyện với số tiền 50 triệu đồng, kết hợp cùng các nguồn vốn vay khác đầu tư trồng rừng keo, tràm với diện tích 13ha. Ngoài ra, ông còn mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp với diện tích 4ha (2 ao nuôi cá, trên 500 con gà, 50 con bò vỗ béo).
Đến nay, trang trại tổng hợp của gia đình ông đem lại doanh thu hàng năm trên 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí đạt lợi nhuận trên 700 triệu đồng/năm. Mô hình cũng tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng cùng 15 lao động thời vụ với thu nhập 9 triệu đồng/người/tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lệ Thủy, từ nguồn vốn ủy thác, QHTND, hàng năm, Hội Nông dân huyện đã giúp hàng chục hộ nông dân thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Năm 2021, nguồn vốn QHTND toàn huyện đạt 15,357 triệu đồng (trong đó nguồn Trung ương 2.600 triệu đồng, nguồn tỉnh hội 3.560 triệu đồng, nguồn của huyện 1.350 triệu đồng, nguồn của xã và chi hội 7.847 triệu đồng) tạo điều kiện cho 6.389 hộ vay để phát triển sản xuất.
Bố Trạch hiện có 41.429 hội viên, nông dân, số hội viên là chủ hộ có 34.448 người. Để giúp nông dân phát triển kinh tế, các cấp hội đã tiến hành vận động, xây dựng QHTND ở 26 cơ sở hội, đưa tổng QHTND cấp cơ sở lên 9.668 triệu đồng, tạo điều kiện cho 987 hộ vay với 783 dự án phát triển kinh tế. Ngoài ra, tổng nguồn QHTND huyện quản lý năm 2021 là 2.130 triệu đồng, triển khai 24 dự án cho 54 hộ vay.
Bên cạnh đó, hội huyện chỉ đạo hội cơ sở tích cực phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện và chính quyền địa phương kịp thời củng cố, sáp nhập, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn; chỉ đạo hội nông dân các xã, thị trấn, nhất là các xã còn có nợ quá hạn, lãi tồn, huy động tiết kiệm thấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng mức huy động tiết kiệm.
Được biết, năm 2021, tổng nguồn QHTND toàn tỉnh hiện có trên 36 tỷ đồng. Từ nguồn vốn QHTND, Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân 48 dự án cho 302 hộ vay với số tiền trên 14,3 tỷ đồng. Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã giải ngân 34 dự án cho 55 hộ vay với số tiền trên 2,6 tỷ đồng. Cấp xã giải ngân trên 2,2 tỷ đồng cho 220 hộ vay, mức cho vay bình quân 10 triệu đồng/hộ.
Từ nguồn vốn vay đã giúp nhiều gia đình hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh có vốn đầu tư các mô hình kinh tế, như: Các dự án chăn nuôi bò lai ở thị trấn Nông trường Lệ Ninh, xã Dương Thủy, Trường Thủy (Lệ Thủy), dự án Tổ Hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi vịt đàn ở xã Vạn Ninh, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi cá nước ngọt thương phẩm ở xã Hàm Ninh, nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Quán Hàu (Quảng Ninh); khai thác hải sản ở xã Bảo Ninh, chăn nuôi lợn thịt ở xã Đức Ninh, sản xuất mộc mỹ nghệ ở phường Phú Hải (TP. Đồng Hới)…
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp hội nông dân trong tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát để đồng vốn vay phát huy hiệu quả, đúng mục đích, nhất là lựa chọn hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương.
Bên cạnh đó, các cấp hội đã chú trọng công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trước khi giải ngân, các hộ vay được Hội Nông dân xã hướng dẫn kỹ thuật, tham quan một số mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trong tỉnh. Năm 2021, các cấp hội đã trực tiếp và phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức được 209 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 12.510 lượt hội viên, nông dân, trong đó có các hội viên vay vốn từ các nguồn QHTND, Ngân hàng CSXH được tham gia tập huấn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Tiến Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp hội tiếp tục tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hệ thống hội đối với công tác xây dựng, quản lý, điều hành QHTND và hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân, nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, hội nỗ lực xây dựng QHTND phát triển bền vững, trở thành công cụ, điều kiện quan trọng để hội trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, nông dân, xây dựng thành công các mô hình phát kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Phạm Hà