![]() |
Bố Trạch: Giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa đông-xuân
(QBĐT) - Để giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa vụ đông-xuân 2021-2022 nhưng vẫn bảo đảm năng suất, sản lượng, huyện Bố Trạch áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng”; chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vụ mùa thắng lợi.
Ngày 24-10-2021, ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Bố Trạch cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức vì chi phí sản xuất tăng cao, như các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống… sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của người nông dân.
Bước vào vụ sản xuất đông-xuân 2021-2022, huyện Bố Trạch đang chỉ đạo các địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, gồm: giảm lượng giống gieo, giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu và tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả.
Trong đó, huyện tuyên truyền vận động nông dân giảm lượng giống gieo xuống còn 100-120kg/ha (tương đương 5-6kg/sào). Bà con nên tăng cường sử dụng phân chuồng để giảm lượng phân bón hóa học; đặc biệt tăng cường bón vôi tại các vùng đất bị chua phèn, nhiễm mặn, như các xã Lý Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, Vạn Trạch; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, hạn chế trong 35-40 ngày đầu gieo giống.
Để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, huyện Bố Trạch cũng tăng sử dụng giống xác nhận, giống kháng bệnh; loại bỏ các giống thường xuyên bị sâu bệnh, như: HT1, P6, VN20... Lưu ý đối với một số địa phương như: Cự Nẫm, Hải Phú, Sơn Lộc, Hưng Trạch, Mỹ Trạch, Liên Trạch.
Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai để bà con cày ải sớm và phơi đất, bởi đây là giải pháp kỹ thuật ưu việt đem lại nhiều lợi ích. Ngoài việc cải tạo hệ vi sinh vật, tăng cường lượng oxi trong đất, cày ải còn có tác dụng giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng. Mặt khác, cày ải còn có tác dụng diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh tồn dư từ vụ mùa chuyển sang. Đồng thời, Bố Trạch đẩy mạnh công tác diệt chuột đầu vụ, tập trung cao điểm trước khi gieo giống 7-10 ngày.
Hương Trà
(QBĐT) - Để giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa vụ đông-xuân 2021-2022 nhưng vẫn bảo đảm năng suất, sản lượng, huyện Bố Trạch áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng”; chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vụ mùa thắng lợi.
Ngày 24-10-2021, ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Bố Trạch cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức vì chi phí sản xuất tăng cao, như các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống… sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của người nông dân.
Bước vào vụ sản xuất đông-xuân 2021-2022, huyện Bố Trạch đang chỉ đạo các địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, gồm: giảm lượng giống gieo, giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu và tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả.
Trong đó, huyện tuyên truyền vận động nông dân giảm lượng giống gieo xuống còn 100-120kg/ha (tương đương 5-6kg/sào). Bà con nên tăng cường sử dụng phân chuồng để giảm lượng phân bón hóa học; đặc biệt tăng cường bón vôi tại các vùng đất bị chua phèn, nhiễm mặn, như các xã Lý Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, Vạn Trạch; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, hạn chế trong 35-40 ngày đầu gieo giống.
Để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, huyện Bố Trạch cũng tăng sử dụng giống xác nhận, giống kháng bệnh; loại bỏ các giống thường xuyên bị sâu bệnh, như: HT1, P6, VN20... Lưu ý đối với một số địa phương như: Cự Nẫm, Hải Phú, Sơn Lộc, Hưng Trạch, Mỹ Trạch, Liên Trạch.
Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai để bà con cày ải sớm và phơi đất, bởi đây là giải pháp kỹ thuật ưu việt đem lại nhiều lợi ích. Ngoài việc cải tạo hệ vi sinh vật, tăng cường lượng oxi trong đất, cày ải còn có tác dụng giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng. Mặt khác, cày ải còn có tác dụng diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh tồn dư từ vụ mùa chuyển sang. Đồng thời, Bố Trạch đẩy mạnh công tác diệt chuột đầu vụ, tập trung cao điểm trước khi gieo giống 7-10 ngày.
Hương Trà