Nông dân Lệ Thủy thi đua sản suất kinh doanh giỏi

  • 08:09, 05/09/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của huyện Lệ Thủy có sức lan tỏa rộng trong cán bộ, hội viên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc...
 
Hội Nông dân huyện Lệ Thủy có trên 30.000 hội viên, sinh hoạt tại 26 tổ chức hội cơ sở. Xác định phong trào thi đua SXKDG là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, các cấp hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng mô hình điển hình sản xuất, kinh doanh.
 
Trong đó, hội tập trung vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền đổi thửa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các mô hình trang trại, gia trại theo hướng sinh học; xây dựng cánh đồng mẫu lớn để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều mô hình nuôi cá lóc trong bể của nông dân huyện Lệ Thủy mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều mô hình nuôi cá lóc trong bể của nông dân huyện Lệ Thủy mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hội khuyến khích nông dân đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản; quảng bá sản phẩm, hỗ trợ cho hội viên vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật...
 
Nhờ đó, số hộ nông dân dạt danh hiệu SXKDG trên địa bàn tăng mạnh qua hàng năm. Hiện toàn huyện có gần 19.000 hội viên đạt danh hiệu hộ nông dân SXKDG các cấp. Trong đó, cấp Trung ương có 84 hộ, cấp tỉnh 916 hộ, cấp huyện 3.311 hộ, còn lại là cấp cơ sở.
 
Nhiều mô hình của hội viên nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Trường Thủy, Hưng Thủy; nuôi chim cút, ếch tại xã Ngư Thủy; nuôi cá lóc ở Ngư Thủy Bắc; trồng dưa hấu, thanh long ở xã Dương Thủy; chăn nuôi tổng hợp ở các xã: Tân Thủy, An Thủy, Hồng Thủy, Hoa Thủy, Phú Thủy...
 
Với diện tích trang trại rộng 3ha, anh Trần Kim Phi, thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc đã xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể. Năm 2010, anh Phi xây dựng 2 dãy bể nuôi cá lóc có diện tích 1ha. Vụ đầu tiên, anh đã xuất bán 5 tấn cá lóc thương phẩm.
 
Anh còn kết hợp với việc thu mua cá lóc, cung ứng thức ăn cho bà con, nhờ đó, mang lại lãi ròng 300 triệu đồng/năm. Với thành công ban đầu, anh Phi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, trang trại của anh có 2,5ha nuôi cá lóc thương phẩm và 0,5ha nuôi cá lóc giống với số vốn đầu tư trên 7 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, anh còn là đầu mối cung ứng thức ăn và thu mua cá lóc cho bà con trên địa bàn với 100 tấn/năm. Nhờ đó, doanh thu của anh hiện đã đạt trên 10 tỷ đồng/năm, mang lại lợi nhuận 2,5 tỷ đồng.
Bà con nông dân xã Thanh Thủy thu hoạch khoai lang.
Bà con nông dân xã Thanh Thủy thu hoạch khoai lang.
Anh Trần Kim Phi chia sẻ: “Sắp tới, tôi sẽ đầu tư, cải tạo ao nuôi cá thịt, mở rộng diện tích ươm cá giống. Và, tôi sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu cá nuôi cho bà con bằng cách mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc…”.
 
Với mô hình này, gia đình anh Phi đã tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động, 15 lao động theo thời vụ. Gia đình đã giúp đỡ 5 hộ hộ nghèo, cận nghèo trong xã về vốn sản xuất để vươn lên thành hộ khá.
 
Với số vốn đầu tư 12,5 tỷ đồng, anh Trần Trung Kiên, hội viên nông dân thôn Tân Truyền, xã Tân Thủy đã xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp (vườn-ao-chuồng, trồng rừng và thầu thi công các công trình giao thông, thủy lợi). Hiện mô hình của anh Kiên có 21ha hồ nuôi cá, 1ha chăn nuôi lợn bản và 15ha đất trồng rừng keo.
 
Mỗi năm, anh xuất bán ra thị trường 26 tấn cá; 2,6 tấn lợn hơi và hàng trăm tấn gỗ nguyên liệu. Anh Kiên tâm sự: “Qua quá trình chăn nuôi và trồng rừng, tôi thấy nhu cầu xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi tại địa phương rất lớn. Từ đó, tôi đã vay thêm vốn mua máy móc để nhận thầu thi công các công trình”.
 
Hiện tổng thu nhập hàng năm của 2 mô hình (sau khi đã trừ chi phí) của anh Kiên đạt 1,8 tỷ đồng/năm. Mô hình của anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 28 lao động. Tính từ năm 2015 đến nay, gia đình anh Kiên đã giúp đỡ 14 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn với số tiền trên 127 triệu đồng.
 
Từ nỗ lực của bản thân, anh Kiên đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp chính quyền và Hội nông dân...       
 
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lệ Thủy cho biết: “Để nâng cao chất lượng phong trào nông dân SXKDG, các cấp hội nông dân trong huyện sẽ tập trung xây dựng, nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, hội khuyến khích hội viên sản xuất theo mô hình liên kết, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ vốn vay, dạy nghề cho nông dân…".
 
Năm 2021, toàn huyện Lệ Thủy có 22.032 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu SXKDG. Trong đó, cấp Trung ương 91 hộ, cấp tỉnh 925 hộ, cấp huyện 3.341 hộ và cấp cơ sở 17.675 hộ. Để khích lệ, động viên tinh thần các hộ đạt danh hiệu SXKDG, Hội Nông dân huyện đã đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 hội viên nông dân tiêu biểu; Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 2 hội viên nông dân đạt thành tích xuắt sắc; Chủ tịch UBND tỉnhtặng bằng khen cho 9 nông dân trực tiếp lao động SXKD năm 2021.
Xuân Vương
 
 
 
 
 

tin liên quan

Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục hồi sản xuất
Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục hồi sản xuất

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang nỗ lực "vượt bão" COVID-19, hệ thống ngân hàng đã triển khai hàng loạt giải pháp giúp thúc đẩy lưu thông vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu phục hồi sản xuất của người dân và doanh nghiệp.

Chuyển hướng kinh doanh để ứng phó với dịch bệnh Covid -19
Chuyển hướng kinh doanh để ứng phó với dịch bệnh Covid -19

(QBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19,  các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn buộc phải thích ứng kịp thời, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện "mục tiêu kép" vừa chống dịch an toàn, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đóng điện hạng mục công trình "Nâng cao độ tin cậy lưới điện khu vực phía Nam tỉnh Quảng Bình năm 2021"
Đóng điện hạng mục công trình "Nâng cao độ tin cậy lưới điện khu vực phía Nam tỉnh Quảng Bình năm 2021"

(QBĐT) - Ngày 4-9, Ông Hoàng Hiếu Trung, Giám đốc Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình cho biết, Điện lực Đồng Hới đã tiến hành thực hiện chuyển lưới từ 35kV về 22kV tại đường dây từ dao cách ly 32-3 Lâm sản đến dao cách ly 102-3 Chánh Hòa xuất tuyến 372.