Trên 100 nhà máy điện gió đăng ký đóng điện và hòa lưới thử nghiệm

  • 02:08, 05/08/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến hết ngày 3-8 đã có 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) với tổng công suất đăng ký 5655,5 MW.
Đến ngày 3-8 đã có 106 nhà máy điện gió đăng ký đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm. Ảnh: VGP
Đến ngày 3-8 đã có 106 nhà máy điện gió đăng ký đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm. Ảnh: VGP
Căn cứ nội dung Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15-1-2019 của Bộ Công Thương về Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió, trước 90 ngày trước ngày vận hành thương mại, bên bán điện có trách nhiệm gửi bên mua điện dự thảo quy trình chạy thử nghiệm thu của nhà máy điện phù hợp với các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn công nghệ của nhà máy điện gió để hai bên thống nhất xác định ngày vận hành thương mại và tính toán sản lượng điện chạy thử nghiệm của nhà máy điện.
Như vậy, để có thể đáp ứng điều kiện hạn nộp hồ sơ chạy thử nghiệm thu chuẩn bị đề nghị công nhận ngày vận hành thương mại trước thời điểm 31-10-2021 thì chủ đầu tư các nhà máy điện gió phải gửi văn bản và hồ sơ theo quy định cho bên mua điện (EVN) muộn nhất là ngày 3-8-2021.
 
Theo thống kê của EVN, đến thời điểm đầu tháng 8-2021, đã có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất là 819 MW được đưa vào vận hành thương mại.
 
Theo Chinhphu.vn

tin liên quan

Hiệu quả đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam"
Hiệu quả đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam"

(QBĐT) - Hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", năm 2009, Sở Y tế đã triển khai đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" của Bộ Y tế. Đến nay, với nhiều sáng tạo trong cách thức triển khai, tỷ lệ sử dụng thuốc Việt Nam tại các bệnh viện trên toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể, người tiêu dùng đã tin dùng thuốc nội.

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Ngày 3-8, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 205/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về dự thảo Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong mùa dịch Covid-19
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong mùa dịch Covid-19

(QBĐT) - Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số (ví điện tử, MobileBanking, InternetBanking, Ipay...) nhằm thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội…hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng. Đây được xem là một giải pháp tiện ích và hợp lý nhất là trong thời điểm cả nước đang đối mặt với dịch bệnh Covid-19.