![]() |
Chuyện quản lý: Điểm tựa cho nghề cá
(QBĐT) - Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Một trong những mục tiêu của quyết định này là đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo quyết định, Quảng Bình được quy hoạch thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ (từ tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Bình). Trong khu vực có 66 cảng cá các loại và 92 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Hệ thống này đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giữ gìn an ninh-quốc phòng biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam.
Quảng Bình là tỉnh có bờ biển dài hơn 116km, thềm lục địa hơn 20.000km2; 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển với 37 xã, phường có hoạt động nghề cá. Toàn tỉnh có 6.792 tàu cá (chiều dài từ 6m trở lên), lao động trực tiếp khai thác trên biển 24.100 người; sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 đạt 73.950 tấn. Ngoài ra, còn khoảng 500 tàu cá ngoại tỉnh thường xuyên cập cảng bốc dỡ hàng hóa và dịch vụ.
Quảng Bình là địa phương có thế mạnh đánh bắt trên biển, đặc biệt hải sản có chất lượng nhất nhì cả nước, được người tiêu dùng đánh giá cao, đóng góp rất hiệu quả đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Do đó, để nghề cá vươn khơi và vươn xa, tỉnh đã đầu tư cảng cá sông Gianh (Thanh Trạch, Bố Trạch) và Nhật Lệ (Phú Hải, TP. Đồng Hới), quy mô 80 tàu/ngày với lượng hàng hóa 22.000 tấn/năm (cảng cá Nhật Lệ đang xây dựng ở Bảo Ninh sẽ thay thế cảng cá Phú Hải).
Bên cạnh đó, tỉnh có 3 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với quy mô neo đậu trên 1.000 tàu công suất dưới 300CV.
Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg, Quảng Bình được quy hoạch 3 cảng cá: sông Gianh, Nhật Lệ và Roòn (Cảnh Dương, Quảng Trạch); 6 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: cửa Gianh (Bắc Trạch, Bố Trạch), Nhật Lệ, Roòn (Quảng Phú, Quảng Trạch), Lý Hòa (Đức Trạch, Bố Trạch), chợ Gộ (Vĩnh Ninh, Quảng Ninh) và Bắc sông Gianh (kết hợp cảng cá, Quảng Phúc, TX. Ba Đồn).
Hiện, tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 2 cảng cá Gianh, Nhật Lệ và 3 khu neo đậu tránh trú bão cửa Gianh, Nhật Lệ và Roòn. Cảng cá Roòn, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá chợ Gộ và bắc sông Gianh đang xây dựng chưa hoàn thành, khu neo đậu cửa Lý Hòa chưa triển khai thực hiện.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề cá, tỉnh đang đề xuất quy hoạch hệ thống cảng cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm: Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy (Lệ Thủy), Hải Ninh (Quảng Ninh), Nhân Trạch, Đức Trạch, Thanh Trạch (Bố Trạch), Quảng Phú, Quảng Đông (Quảng Trạch) và Quảng Phúc (TX. Ba Đồn).
Tuy vậy, hiện hệ thống cảng cá chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu của ngư dân, đồng thời thiếu thốn phương tiện cơ giới bốc dỡ hàng hóa, trong khi khu neo đậu còn hạn chế trong tiếp nhận tàu, nhất là tàu cá có công suất trên 800CV (800 tàu). Đây là những khó khăn chung ở các cảng cá, khu neo đậu trên địa bàn nên tỉnh rất cần nguồn lực đầu tư từ Trung ương và xã hội hóa để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá như kế hoạch đề ra.
Trần Minh Văn
(QBĐT) - Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Một trong những mục tiêu của quyết định này là đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo quyết định, Quảng Bình được quy hoạch thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ (từ tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Bình). Trong khu vực có 66 cảng cá các loại và 92 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Hệ thống này đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giữ gìn an ninh-quốc phòng biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam.
Quảng Bình là tỉnh có bờ biển dài hơn 116km, thềm lục địa hơn 20.000km2; 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển với 37 xã, phường có hoạt động nghề cá. Toàn tỉnh có 6.792 tàu cá (chiều dài từ 6m trở lên), lao động trực tiếp khai thác trên biển 24.100 người; sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 đạt 73.950 tấn. Ngoài ra, còn khoảng 500 tàu cá ngoại tỉnh thường xuyên cập cảng bốc dỡ hàng hóa và dịch vụ.
Quảng Bình là địa phương có thế mạnh đánh bắt trên biển, đặc biệt hải sản có chất lượng nhất nhì cả nước, được người tiêu dùng đánh giá cao, đóng góp rất hiệu quả đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Do đó, để nghề cá vươn khơi và vươn xa, tỉnh đã đầu tư cảng cá sông Gianh (Thanh Trạch, Bố Trạch) và Nhật Lệ (Phú Hải, TP. Đồng Hới), quy mô 80 tàu/ngày với lượng hàng hóa 22.000 tấn/năm (cảng cá Nhật Lệ đang xây dựng ở Bảo Ninh sẽ thay thế cảng cá Phú Hải).
Bên cạnh đó, tỉnh có 3 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với quy mô neo đậu trên 1.000 tàu công suất dưới 300CV.
Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg, Quảng Bình được quy hoạch 3 cảng cá: sông Gianh, Nhật Lệ và Roòn (Cảnh Dương, Quảng Trạch); 6 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: cửa Gianh (Bắc Trạch, Bố Trạch), Nhật Lệ, Roòn (Quảng Phú, Quảng Trạch), Lý Hòa (Đức Trạch, Bố Trạch), chợ Gộ (Vĩnh Ninh, Quảng Ninh) và Bắc sông Gianh (kết hợp cảng cá, Quảng Phúc, TX. Ba Đồn).
Hiện, tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 2 cảng cá Gianh, Nhật Lệ và 3 khu neo đậu tránh trú bão cửa Gianh, Nhật Lệ và Roòn. Cảng cá Roòn, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá chợ Gộ và bắc sông Gianh đang xây dựng chưa hoàn thành, khu neo đậu cửa Lý Hòa chưa triển khai thực hiện.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề cá, tỉnh đang đề xuất quy hoạch hệ thống cảng cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm: Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy (Lệ Thủy), Hải Ninh (Quảng Ninh), Nhân Trạch, Đức Trạch, Thanh Trạch (Bố Trạch), Quảng Phú, Quảng Đông (Quảng Trạch) và Quảng Phúc (TX. Ba Đồn).
Tuy vậy, hiện hệ thống cảng cá chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu của ngư dân, đồng thời thiếu thốn phương tiện cơ giới bốc dỡ hàng hóa, trong khi khu neo đậu còn hạn chế trong tiếp nhận tàu, nhất là tàu cá có công suất trên 800CV (800 tàu). Đây là những khó khăn chung ở các cảng cá, khu neo đậu trên địa bàn nên tỉnh rất cần nguồn lực đầu tư từ Trung ương và xã hội hóa để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá như kế hoạch đề ra.
Trần Minh Văn