Siết chặt ủy thác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng

  • 10:07, 14/07/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sáng 14-7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh tổ chức hội nghị giao ban ủy thác cho vay qua tổ chức chính trị xã hội quý II-2021 và triển khai nhiệm vụ quý III-2021.
Đại diện NHCSXH tỉnh báo cáo tình hình hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị-xã hội quý II-2021.
Đại diện NHCSXH tỉnh báo cáo tình hình hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị-xã hội quý II-2021.
Qúy II-2021, NHCSXH tỉnh tập trung đẩy mạnh ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị-xã hội. Cụ thể: Doanh số cho vay các chương trình ủy thác quý đạt 369 tỷ đồng, với hơn 14 nghìn lượt khách hàng vay; doanh số thu nợ các chương trình ủy thác đạt 283,8 tỷ đồng.
 
Đến ngày 30-6-2021, toàn tỉnh huy động được 567 tỷ đồng, tăng 148 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, huy động tiền gửi của tổ chức và cá nhân hơn 382 tỷ đồng, tăng 36,8 tỷ đồng so với đầu năm; tiền gửi của tổ viên thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK-VV) hơn 185 tỷ đồng, tăng hơn 18 tỷ đồng so với đầu năm. NHCSXH tỉnh đã phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội đẩy mạnh giải ngân cho vay, tổng dư nợ các chương trình ủy thác đạt hơn 3.621 tỷ đồng, tăng hơn 156 tỷ đồng so với đầu năm. 
 
Cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, các tổ chức chính trị-xã hội đã thực hiện tốt công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Đến ngày  30-6-2021, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh hơn 7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,19% tổng dư nợ ủy thác, tăng hơn 3,4 tỷ đồng so với năm 2020.
 
Qúy II-2021, toàn tỉnh có 485/512 hội cấp xã xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 94,8%; 25 hội xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 4,9%; 2 hội xếp loại trung bình, chiếm tỷ lệ 0,39%. Nguyên nhân hội xếp loại trung bình là do tỷ lệ nợ quá hạn cao, tỷ lệ thu lãi, thu tiền gửi tổ viên đạt thấp…
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị-xã hội còn gặp phải một số khó khăn như: một số chỉ tiêu theo giao ước thi đua đã ký kết chưa đạt; chất lượng tín dụng chưa ổn định, bền vững; công tác lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan chưa kịp thời; công tác thông tin tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách xã hội còn hạn chế...
 
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại và thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.
 
Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, quý III-2021, NHCSXH tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tăng cường công tác giám sát bình xét cho vay bảo đảm đúng đối tượng, đúng quy trình; thực hiện tốt kế hoạch tín dụng và công tác thu hồi nợ đến hạn, đặc biệt chú trọng thu hồi nợ đến hạn theo phân kỳ để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng; tăng cường cũng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK-VV và nâng cao chất lượng hoạt động của hội đoàn thể cấp xã; thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới theo các chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng và chính quyền địa phương...
 
  Lan Chi
 

tin liên quan

Đề xuất đầu tư hơn 90.000 tỷ đồng cho chương trình giảm nghèo
Đề xuất đầu tư hơn 90.000 tỷ đồng cho chương trình giảm nghèo

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 58, chiều 13-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).

Tuyên Hóa: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án
Tuyên Hóa: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án

(QBĐT) - Khắc phục những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tranh thủ thời tiết thuận lợi, huyện Tuyên Hóa đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án, bảo đảm chất lượng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn.

Xã biên giới Hóa Sơn: Đột phá từ trồng rừng và chăn nuôi
Xã biên giới Hóa Sơn: Đột phá từ trồng rừng và chăn nuôi

(QBĐT) - Là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Minh Hóa, những năm gần đây, Hóa Sơn đã có sự vươn lên mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, người dân có thu nhập ổn định và đời sống từng bước được nâng cao. "Chìa khóa" để xã Hóa Sơn bứt phá là phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương, đẩy mạnh phát triển trồng rừng và chăn nuôi…