![]() |
Đa dạng hình thức mua sắm trực tuyến trong mùa dịch Covid-19
(QBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp và nhu cầu của khách hàng tăng cao, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh bán hàng trực tuyến thông qua website, mạng xã hội…
Với phương thức mua bán trực tuyến, người tiêu dùng chỉ cần sử dụng điện thoại, máy tính... có kết nối internet là có thể tìm kiếm những món hàng mình thích để mua sắm trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng, siêu thị, thậm chí là chợ truyền thống.
Việc mua bán này góp phần tuân thủ nghiêm túc yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của các cơ quan chức năng nên được rất nhiều người lựa chọn.
Qua tìm hiểu, mua bán trực tuyến tập trung nhiều vào nhóm hàng tiêu dùng, như: đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm ăn uống…Hiện tại, Quảng Bình có nhiều nhóm địa chỉ trao đổi, mua bán đang thịnh hành, như: Chợ Đồng Hới có hơn 214.000 người theo dõi, Chợ Đồng Hới-Rao vặt có 25.000 thành viên, Chợ Ba Đồn-Mua bán có hơn 29.000 thành viên, Chợ Quảng Bình có hơn 84.000 thành viên…Bên cạnh đó là nhiều trang thương mại điện tử (TMĐT), website của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Chị Hoàng Thị Mai Hoa, phường Bắc Lý (TP. Đồng Hới) cho biết: "Trước đây, gia đình tôi thường đến chợ, siêu thị, cửa hàng để mua sắm hàng hóa nhưng nay dịch bệnh diễn biến phức tạp, tôi chọn hình thức mua sắm trực tuyến nhiều hơn, chỉ cần có điện thoại hoặc máy tính, vài phút lựa chọn mặt hàng, nếu là các mặt hàng rao bán trên cùng địa bàn thì khoảng 30 phút là có hàng, còn các tỉnh khác thì phải đợi vài ngày. Các lợi ích của mua sắm online tôi thấy đó là: tiết kiệm thời gian, nhận hàng tại nơi mình muốn; mạng lưới mua sắm rộng nên dễ dàng so sánh được giá cả; thủ tục đăng ký mua hàng đơn giản; có thể tìm hiểu được sản phẩm qua những người mua trước trên các trang TMĐT; săn được quà khuyến mãi…".
Nắm bắt được tâm lý cũng như xu thế, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trong tỉnh cũng đã thay đổi cách bán hàng của mình. Siêu thị Co.opmart Quảng Bình ngoài hình thức bán hàng truyền thống hiện đang thực hiện đặt hàng trực tuyến và giao hàng miễn phí tận nhà, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại, hạn chế tụ tập nơi đông người.
Khách hàng chỉ cần gọi điện thoại hoặc vào trang Facebook Co.opmart Quảng Bình, sẽ được nhân viên siêu thị tư vấn, soạn hàng theo yêu cầu và giao hàng miễn phí tại nhà. Khách hàng mua hàng online vẫn bảo đảm tất cả quyền lợi, như: giá cả ổn định, tích điểm thẻ, quà sinh nhật, được tham gia các chương trình khuyến mãi hiện có.
Hợp tác xã (HTX) sinh thái sông Son cũng như các doanh nghiệp khác chịu ảnh hưởng lớn khi dịch bệnh bùng phát trở lại. Theo anh Phan Trung Thông, Giám đốc HTX cho biết, khi dịch bệnh bùng phát, 80% cửa hàng từ chối nhận bán sản phẩm miến Sông Son của HTX nên doanh thu cũng giảm đáng kể.
Trước tình hình đó, HTX đã phải chuyển hướng bán hàng qua website của HTX, trên sàn giao dịch TMĐT Quảng Bình, Tiki, Lazada, Shopee…để duy trì sản xuất, mở rộng kênh phân phối. Mặc dù mới tiếp cận hình thức bán trực tuyến nhưng lượng người truy cập và biết đến sản phẩm ngày càng đông.
Ông Lê Mậu Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương) khuyến cáo, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được rao bán, đánh lừa người tiêu dùng trên các sàn TMĐT, website, trên các trang Facebook, Zalo còn nhiều. Trong khi đó, chế tài quy định việc kiểm tra, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại còn nhiều hạn chế bất cập, chưa theo kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực TMĐT. Công tác bảo mật, an ninh mạng chưa hoàn thiện dẫn đến sự thiếu tin cậy về an toàn thông tin cá nhân của người tham gia TMĐT. Người dân cũng cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua hàng trực tuyến, tránh “tiền mất tật mang”.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, người tiêu dùng đã làm quen và thích nghi với loại hình giao dịch mới này, do đó, mua bán trực tuyến sẽ được duy trì và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để tránh tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, bán hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, thời gian tới, các sở, ban, ngành có liên quan bên cạnh việc định hướng phát triển thị trường cũng cần có các biện pháp kiểm tra giám sát, xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm bảo đảm sự minh bạch, ổn định và bền vững trong việc mua sắm trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoa
(QBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp và nhu cầu của khách hàng tăng cao, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh bán hàng trực tuyến thông qua website, mạng xã hội…
Với phương thức mua bán trực tuyến, người tiêu dùng chỉ cần sử dụng điện thoại, máy tính... có kết nối internet là có thể tìm kiếm những món hàng mình thích để mua sắm trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng, siêu thị, thậm chí là chợ truyền thống.
Việc mua bán này góp phần tuân thủ nghiêm túc yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của các cơ quan chức năng nên được rất nhiều người lựa chọn.
Qua tìm hiểu, mua bán trực tuyến tập trung nhiều vào nhóm hàng tiêu dùng, như: đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm ăn uống…Hiện tại, Quảng Bình có nhiều nhóm địa chỉ trao đổi, mua bán đang thịnh hành, như: Chợ Đồng Hới có hơn 214.000 người theo dõi, Chợ Đồng Hới-Rao vặt có 25.000 thành viên, Chợ Ba Đồn-Mua bán có hơn 29.000 thành viên, Chợ Quảng Bình có hơn 84.000 thành viên…Bên cạnh đó là nhiều trang thương mại điện tử (TMĐT), website của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Chị Hoàng Thị Mai Hoa, phường Bắc Lý (TP. Đồng Hới) cho biết: "Trước đây, gia đình tôi thường đến chợ, siêu thị, cửa hàng để mua sắm hàng hóa nhưng nay dịch bệnh diễn biến phức tạp, tôi chọn hình thức mua sắm trực tuyến nhiều hơn, chỉ cần có điện thoại hoặc máy tính, vài phút lựa chọn mặt hàng, nếu là các mặt hàng rao bán trên cùng địa bàn thì khoảng 30 phút là có hàng, còn các tỉnh khác thì phải đợi vài ngày. Các lợi ích của mua sắm online tôi thấy đó là: tiết kiệm thời gian, nhận hàng tại nơi mình muốn; mạng lưới mua sắm rộng nên dễ dàng so sánh được giá cả; thủ tục đăng ký mua hàng đơn giản; có thể tìm hiểu được sản phẩm qua những người mua trước trên các trang TMĐT; săn được quà khuyến mãi…".
Nắm bắt được tâm lý cũng như xu thế, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trong tỉnh cũng đã thay đổi cách bán hàng của mình. Siêu thị Co.opmart Quảng Bình ngoài hình thức bán hàng truyền thống hiện đang thực hiện đặt hàng trực tuyến và giao hàng miễn phí tận nhà, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại, hạn chế tụ tập nơi đông người.
Khách hàng chỉ cần gọi điện thoại hoặc vào trang Facebook Co.opmart Quảng Bình, sẽ được nhân viên siêu thị tư vấn, soạn hàng theo yêu cầu và giao hàng miễn phí tại nhà. Khách hàng mua hàng online vẫn bảo đảm tất cả quyền lợi, như: giá cả ổn định, tích điểm thẻ, quà sinh nhật, được tham gia các chương trình khuyến mãi hiện có.
Hợp tác xã (HTX) sinh thái sông Son cũng như các doanh nghiệp khác chịu ảnh hưởng lớn khi dịch bệnh bùng phát trở lại. Theo anh Phan Trung Thông, Giám đốc HTX cho biết, khi dịch bệnh bùng phát, 80% cửa hàng từ chối nhận bán sản phẩm miến Sông Son của HTX nên doanh thu cũng giảm đáng kể.
Trước tình hình đó, HTX đã phải chuyển hướng bán hàng qua website của HTX, trên sàn giao dịch TMĐT Quảng Bình, Tiki, Lazada, Shopee…để duy trì sản xuất, mở rộng kênh phân phối. Mặc dù mới tiếp cận hình thức bán trực tuyến nhưng lượng người truy cập và biết đến sản phẩm ngày càng đông.
Ông Lê Mậu Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương) khuyến cáo, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được rao bán, đánh lừa người tiêu dùng trên các sàn TMĐT, website, trên các trang Facebook, Zalo còn nhiều. Trong khi đó, chế tài quy định việc kiểm tra, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại còn nhiều hạn chế bất cập, chưa theo kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực TMĐT. Công tác bảo mật, an ninh mạng chưa hoàn thiện dẫn đến sự thiếu tin cậy về an toàn thông tin cá nhân của người tham gia TMĐT. Người dân cũng cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua hàng trực tuyến, tránh “tiền mất tật mang”.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, người tiêu dùng đã làm quen và thích nghi với loại hình giao dịch mới này, do đó, mua bán trực tuyến sẽ được duy trì và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để tránh tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, bán hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, thời gian tới, các sở, ban, ngành có liên quan bên cạnh việc định hướng phát triển thị trường cũng cần có các biện pháp kiểm tra giám sát, xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm bảo đảm sự minh bạch, ổn định và bền vững trong việc mua sắm trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoa