Bố Trạch: Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao

  • 03:06, 13/06/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Bố Trạch tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện mô hình thử nghiệm các giống cây trồng mới, tiến tới đưa vào sản xuất; đồng thời chú trọng công tác hỗ trợ giá giống cây trồng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 
Sau thử nghiệm, một số giống lúa mới có triển vọng sẽ chọn đưa vào bổ sung cơ cấu bộ giống cho các vụ mùa thiếp theo.
Sau thử nghiệm, một số giống lúa mới có triển vọng sẽ chọn đưa vào bổ sung cơ cấu bộ giống cho các vụ mùa thiếp theo.
Theo đó, toàn huyện đã thực hiện trồng thử nghiệm 7 mô hình giống lúa mới, bao gồm các loại giống TBR 97, HG12, DT80, Dự Hương 8, Hạt vàng 36, ĐT 502, HĐ34 tại các xã Hòa Trạch, Đại Trạch, Hạ Trạch, Thanh Trạch... và 1 mô hình măng tây thương phẩm tại xã Hải Phú. Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện cũng đã hỗ trợ giá giống lúa, ngô, lạc với số tiền trên 1 tỷ đồng, tương đương 108,9 tấn giống lúa, 6,3 tấn giống ngô, 64,2 tấn giống lạc.
 Măng tây là giống cây đạt hiệu quả kinh tế cao, gấp 4 lần so với các cây lương thực, như: khoai, sắn.
Măng tây là giống cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, gấp 4 lần so với các cây lương thực, như: khoai, sắn.
Theo ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, các mô hình sử dụng giống lúa mới thử nghiệm trên các cánh đồng được chọn có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, đa phần đều sinh trưởng tốt và cho năng suất, chất lượng cao hơn so với các giống đối chứng với năng suất đạt 62-65 tạ/ha; nhiều giống lúa mới có triển vọng sẽ chọn đưa vào bổ sung cơ cấu bộ giống cho các vụ mùa năm sau. Riêng sản phẩm măng tây đạt hiệu quả kinh tế cao, gấp 4 lần so với các cây lương thực, như: khoai, sắn... trên cùng một đơn vị diện tích.
 
Trên cơ sở đó, huyện Bố Trạch chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây có năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nhu cầu thị trường để tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình, tiến tới đưa vào sản xuất đại trà trên địa bàn toàn huyện trong thời gian sớm. 
 
Hương Trà
 
 
 

tin liên quan

Khi "lâm tặc" trở thành nhân viên giữ rừng
Khi "lâm tặc" trở thành nhân viên giữ rừng

(QBĐT) - Để giữ rừng tận gốc tốt hơn, Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại đã tuyển một số con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vào làm nhân viên bảo vệ rừng (BVR). Nhờ được tăng cường bởi lực lượng này nên từ đầu năm đến nay, rừng của công ty đã được bảo vệ nghiêm ngặt hơn, chưa xảy ra các vụ cháy rừng hay phá rừng trái phép.

Tránh 'đứt gãy' vận chuyển hàng hóa mùa dịch
Tránh 'đứt gãy' vận chuyển hàng hóa mùa dịch

Chiều 11-6, Bộ Giao thông vận tải tổ chức cuộc họp với các Bộ: Công an, Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để rà soát và tháo gỡ cơ chế chính sách liên quan việc lưu thông hàng hóa, tránh bị đứt gãy khi vận chuyển hàng hóa mùa dịch.

Nông dân Lệ Thủy thu hoạch nén củ
Nông dân Lệ Thủy thu hoạch nén củ

(QBĐT) - Nhiều năm nay, nén là một trong những cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập khá cho nông dân Lệ Thủy. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch nén củ.