Rà soát số liệu cập nhật và công bố hiện trạng rừng năm 2020

  • 08:05, 21/05/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh, rà soát số liệu cập nhật và công bố hiện trạng rừng năm 2020.
Rừng phòng hộ Sông Móng - Ca Pét, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Rừng phòng hộ Sông Móng - Ca Pét, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, việc cập nhật, tổng hợp và báo cáo của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chậm, quyết định công bố hiện trạng rừng nhiều địa phương chưa thực hiện; kết quả biến động diện tích tại một số địa phương giảm, đặc biệt rừng tự nhiên nhưng chưa rõ nguyên nhân.
 
Để thực hiện nghiêm quy định về công bố hiện trạng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp; thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao các sở, ngành, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp được quy định tại khoản 4, Điều 102 Luật Lâm nghiệp.
 
Đối với các địa phương có diện tích rừng tự nhiên năm 2020 giảm so với năm 2019, các tỉnh, thành phố rà soát, xác định và báo cáo cụ thể về vị trí, diện tích, trạng thái rừng tự nhiên bị giảm theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2020. Đồng thời, xác định nguyên nhân giảm; xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra mất rừng; báo cáo cụ thể về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10-6-2021.
 
Các tỉnh, thành phố chấn chỉnh trong quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12-01-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
 
Đối với 6 những địa phương chưa công bố hiện trạng rừng năm 2020, gồm: Bình Thuận, Tây Ninh, Cà Mau, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh, thành phố thực hiện công bố hiện trạng rừng năm 2020.
 
Cùng đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc tham mưu quyết định ban hành công bố hiện trạng rừng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16-11-2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp luật về Lâm nghiệp; báo cáo nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm và đề xuất biện pháp khắc phục việc chậm ban hành quyết định công bố hiện trạng rừng.
 
Bên cạnh đó, các địa phương này phải kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu có sai khác so với Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020 để xem xét, điều chỉnh phù hợp.
 
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020. Quyết định công bố hiện trạng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở các Quyết định công bố của UBND cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
 
Theo đó, hiện trạng rừng toàn quốc đến ngày 31-12-2020 như sau: diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán 14.677.215ha; trong đó rừng tự nhiên 10.279.185 ha; rừng trồng 4.398.030 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.919.557ha, tỷ lệ che phủ là 42,01%.
 
Theo Bích Hồng (TTXVN)
 

tin liên quan

Bố Trạch: Chú trọng bảo vệ rừng mùa nắng nóng
Bố Trạch: Chú trọng bảo vệ rừng mùa nắng nóng

(QBĐT) - Bố Trạch là địa phương có diện tích rừng khá lớn, phân bố ở nhiều địa hình phức tạp nên cứ mỗi mùa nắng nóng đến, những người canh giữ rừng trên địa bàn huyện lại mang nỗi lo về nguy cơ cháy. Vì vậy, việc tổ chức các phương án và tuyên truyền đến với mọi người dân về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đang được các lực lượng chú trọng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải đặt hàng bảo trì đường sắt
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải đặt hàng bảo trì đường sắt

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản hỏa tốc số 636/TTG-CN ngày 19-5-2021 gửi các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc giao thực hiện vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2021.

An toàn thực phẩm ở chợ truyền thống: Vẫn là bài toán khó!
An toàn thực phẩm ở chợ truyền thống: Vẫn là bài toán khó!

(QBĐT) - Mạng lưới chợ truyền thống là kênh phân phối lâu đời và có vai trò quan trọng trong phát triển thương mại nội địa, là nơi trao đổi hàng hóa thiết yếu phục vụ đầy đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) tại các chợ truyền thống vẫn là bài toán khó với các cơ quan chức năng.