Nhiều doanh nghiệp xi măng tăng giá bán 30.000 đồng-40.000 đồng/tấn

  • 08:04, 25/04/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Từ trung tuần tháng 4, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đã điều chỉnh mức giá sản phẩm bán ra, với mức tăng từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/tấn trở lên.
Nhiều doanh nghiệp xi măng tăng giá bán 30.000 đồng-40.000 đồng/tấn. Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN
Nhiều doanh nghiệp xi măng tăng giá bán 30.000 đồng-40.000 đồng/tấn. Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN
Lý do được các doanh nghiệp sản xuất xi măng đưa ra là do hiện tại chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất xi măng như: than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia, vỏ bao… liên tục tăng giá. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.
 
Để đảm bảo chi phí sản xuất, ổn định chất lượng sản phẩm và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thời gian tới các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán xi măng. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp tiết giảm chi phí, nhưng vẫn phải điều chỉnh tăng giá nếu không sẽ lỗ - đại diện một doanh nghiệp cho hay.
 
Khảo sát thị trường cho thấy, từ giữa tháng 4, Công ty TNHH Thương mại Xi măng Công Thanh khu vực miền Trung điều chỉnh tăng 30.000 đồng/tấn. Mức giá này đã bao gồm cả thuế VAT và được áp dụng cho tất cả các sản phẩm xi măng Công Thanh bao KPK 50kg đối với các nhà phân phối tại khu vực miền Trung.
 
Cùng mức tăng 30.000 đồng/tấn sản phẩm này cũng được Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (VICEM Bút Sơn) áp dụng đối với xi măng bao PCB30, PCB 40 từ ngày 21/4. Lý do VICEM Bút Sơn đưa ra là để ổn định sản xuất kinh doanh, giữ vững chất lượng sản phẩm.
 
Trong hệ thống thương hiệu VICEM, Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai cũng đưa ra mức tăng 30.000 đồng/tấn cho tất cả các sản phẩm xi măng bao và xi măng rời. Điều chỉnh này được áp dụng cho các nhà phân phối, đại lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh từ ngày 21/4.
 
Hiện mức điều chỉnh tăng giá khoảng 40.000 đồng/tấn sản phẩm cũng được một số doanh nghiệp sản xuất xi măng đồng loạt công bố từ mốc ngày 21/4 như: Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Long; Công ty cổ phần Xi măng Xuân Thành; Nhà máy Xi măng Duyên Hà; Công ty Xi măng Long Sơn...
 
Không riêng gì mặt hàng xi măng tăng giá trong đợt này, nhiều đại lý vật liệu xây dựng cũng phản ánh việc họ đồng loạt nhận được thông báo của các nhà máy sản xuất về việc điều chỉnh giá bán sản phẩm thép xây dựng.
 
Theo Thu Hằng (TTXVN)
 

tin liên quan

OCOP 4 sao - Chặng đường không "lấp lánh"
OCOP 4 sao - Chặng đường không "lấp lánh"
(QBĐT) - Quảng Bình hiện có 57 sản phẩm được công nhận là đạt OCOP cấp tỉnh (từ 3 sao trở lên), tuy nhiên, chỉ 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đó là sản phẩm trà nấm linh chi Tuấn Linh (từ năm 2019). Năm 2020, tỉnh không có sản phẩm nào đạt 4 sao. Nhìn qua các tỉnh bạn, như: Hà Tĩnh (7 sản phẩm 4 sao); Quảng Trị (7 sản phẩm 4 sao)…, cùng những tiềm năng, lợi thế tỉnh đang nắm giữ trong phát triển sản phẩm OCOP, rõ ràng đây là con số khiêm tốn.
 
Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển bền vững
Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển bền vững

(QBĐT) - Khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được xác định là 1 trong 3 chương trình hành động trọng tâm của Đảng bộ huyện Minh Hóa trong nhiệm kỳ 2020-2025 nhằm sớm đạt mục tiêu đưa Minh Hóa phát triển bền vững.

Lệ Thủy: Tập trung phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò
Lệ Thủy: Tập trung phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò

(QBĐT) - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) huyện Lệ Thủy cho biết, tính đến ngày 24-4 trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 14 xã có trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC) với 837 con trâu, bò bị mắc bệnh. Nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương cũng như người dân, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được khống chế.