Một số vấn đề cần được quan tâm xử lý kịp thời trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

  • 08:04, 05/04/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thông tin từ Sở Tài nguyên-Môi trường cho biết, một số vấn đề sau đây cần được tỉnh và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương quan tâm xử lý kịp thời trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 
*Về xử lý rác thải sinh hoạt: Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan đôn đốc Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam và Công ty TNHH Môi trường Xanh Miền Trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành đồng bộ các nhà máy xử lý lý rác thải, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh.
 
*Về xử lý chất thải xây dựng: Hiện nay, việc đổ thải chất thải xây dựng ra môi trường vẫn thường xuyên diễn ra do nhiều địa phương chưa có điểm tiếp nhận, xử lý. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã phối hợp với các sở, ngành liên quan có phương án lựa chọn địa điểm và quy mô phù hợp để tiếp nhận và xử lý chất thải rắn xây dựng phát sinh trên địa bàn. 
Nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ của Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện tiến độ lắp đặt đồng bộ dây chuyền sản xuất và vận hành thử nghiệm.
Nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ của Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện tiến độ lắp đặt đồng bộ dây chuyền sản xuất và vận hành thử nghiệm.
Riêng đối với TP. Đồng Hới, đề nghị tiếp tục khảo sát để bổ sung quy hoạch thêm bãi xử lý chất thải xây dựng, hoặc có phương án xử lý tái sử dụng, nhằm tránh quá tải cho bãi xử lý chất thải xây dựng tại Cầu Cúp, xã Lộc Ninh.
 
*Về xử lý chất thải nguy hại: Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung (riêng chất thải y tế nguy hại đã được thu gom, xử lý theo cụm tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện; trừ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới), các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh (với khối lượng thống kê chưa đầy đủ ước tính khoảng 43.800kg/năm) phải hợp đồng với các đơn vị xử lý ngoài tỉnh để xử lý với chi phí cao, thiếu chủ động, nên phát sinh hiện tượng có cơ sở xử lý không đúng theo quy định, khó kiểm soát. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kêu gọi đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
 
*Về xử lý ô nhiễm môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh: Để thực hiện 7 dự án xử lý ô nhiễm môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh trình Trung ương cần tổng mức đầu tư là 106 tỷ đồng. Theo quy định, Trung ương hỗ trợ 50% là 53 tỷ đồng, kinh phí địa phương đối ứng là 53 tỷ đồng.
 
*Về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg, ngày 1-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, hiện trên địa bàn tỉnh còn 2 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích chưa được bố trí kinh phí để xử lý, gồm: bãi xử lý rác xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (hiện nay không còn sử dụng) và chợ Ba Đồn (TX. Ba Đồn). Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ xử lý.
 
                                                                                                                                         Đ.T
 
ảnh 1: 

tin liên quan

Thực hiện chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Nhiều chuyển biến tích cực
Thực hiện chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Nhiều chuyển biến tích cực

(QBĐT) - Nhờ quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 25-4-2011 của Bộ Chính trị, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, từng bước được tăng cường, đi vào nền nếp và có nhiều chuyển biến tích cực.

Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà lưới:  Hướng đi mới hiệu quả
Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà lưới: Hướng đi mới hiệu quả

(QBĐT) - Nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, Trung tâm Giống thủy sản Quảng Bình (Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn) đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà lưới tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy. 

Mặn mòi vị biển
Mặn mòi vị biển

(QBĐT) - "Đi biển bây giờ khó khăn, vất vả lắm! Hải sản không dồi dào như trước, bạn tàu thì tìm không có nên nhiều tàu buộc phải nằm bờ. Không ít chủ tàu lâm vào cảnh nợ nần phải "gá" cả tàu-công cụ kiếm sống của họ và vào Nam tìm việc làm", đó là lời chia sẻ của ngư dân Nguyễn Văn Hùng, xã Quảng Phú (Quảng Trạch) khi nói về khó khăn mà ngư dân đang gặp phải trong những năm gần đây.