Chuyện quản lý: Phát triển thủy lợi gắn với giá trị gia tăng ngành nông nghiệp

  • 10:04, 12/04/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh đạt trên 9.000 tỷ đồng, tăng 3,06% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng lĩnh vực trồng trọt, diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện hơn 84.000ha, sản lượng đạt gần 300.000 tấn.
 
Nhìn chung, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh cơ cấu lại trồng trọt theo hướng chất lượng, phù hợp với diễn biến của thời tiết, áp dụng quy trình canh tác hữu cơ, áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến và cơ giới hóa quy trình sản xuất…
 
Để có những vụ lúa bội thu, kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Từ trước đến nay, nước tưới tiêu được xem là điều kiện tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Điều này càng quan trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét.
 
Thực tế cho thấy, các tỉnh ven biển và vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thu hẹp đất sản xuất đã làm cho an ninh lương thực không chỉ là vấn đề “nóng” của cả nước mà còn là yếu tố sống còn của các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Bình. 
Phát triển kênh mương nội đồng bảo đảm nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Phát triển kênh mương nội đồng bảo đảm nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Xác định nước tưới tiêu là điều kiện hàng đầu đối với lĩnh vực nông nghiệp, mới đây, tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Theo thống kê, Quảng Bình có 75 hồ chứa nước nhỏ; 207 đập dâng nhỏ; 267 trạm bơm nhỏ và 328 cống có chiều rộng thoát nước nhỏ hơn 5m; chiều dài kênh mương nội đồng khoảng 2.044km (trong đó có 1.306km đã được kiên cố hóa).
 
Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là 254 tổ chức, cụ thể: 108 hợp tác xã, 65 tổ thủy nông, 13 ban quản lý thủy lợi và 68 UBND xã. Các công trình thủy lợi này đảm nhận tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và phục vụ dân sinh. Tuy nhiên, phần lớn các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được xây dựng từ lâu nên xuống cấp, khó đáp ứng phương thức canh tác nông nghiệp tiên tiến và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.  
 
Do đó, đẩy mạnh phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trong thời gian tới sẽ góp phần cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng, bền vững; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư, khai thác hệ thống công trình này. Chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tỉnh sẽ phát triển được các vùng chuyên canh lúa tập trung, hoa màu, dược liệu, cây ăn quả, cây công nghiệp… theo hướng chuỗi giá trị hàng hóa, từ đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập đối với người nông dân.
 
Trần Minh Văn
 
 

tin liên quan

Tiếng máy vùng biên
Tiếng máy vùng biên

(QBĐT) - Đó là sáng kiến đưa các máy móc nông nghiệp hiện đại lên với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) của cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Đồn Biên phòng (BP) Làng Mô,  giúp cho bà con đỡ vất vả trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Hơn thế nữa, chương trình còn là nguồn động lực lớn khuyến khích bà con tích cực lao động, mở rộng sản xuất, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

"Tiếp sức" cho nông dân
"Tiếp sức" cho nông dân

(QBĐT) - Tính đến cuối năm 2020, Quỹ Hỗ trợ nông dân (Quỹ HTND) của Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ cho 28.400 lượt hộ nông dân vay vốn, xây dựng 700 mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giải quyết việc làm cho gần 5 vạn lao động. Đó là nguồn "tiếp sức" quan trọng và là "đòn bẩy" giúp cho nông dân vượt qua khó khăn, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.

Sáng 12-4, tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng
Sáng 12-4, tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 12-4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.218 VND/USD, tăng 4 đồng so với cuối tuần qua.