![]() |
Quảng Trạch: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng lực cạnh tranh
(QBĐT) - Nhằm phát huy điều kiện tự nhiên và thế mạnh vốn có, các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều địa phương đã đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Quảng Tiến là xã miền núi nằm phía Tây của huyện Quảng Trạch. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu sống dựa vào nghề chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ và các nghề thủ công, như: mây xiên, nón lá. Đầu ra cho sản phẩm phụ thuộc vào tư thương, nên thu nhập bấp bênh. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và khắc phục tình trạng sản xuất manh mún trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Quảng Tiến cho biết, sau khi ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và kế hoạch thực hiện, Đảng ủy đã phân công các ngành, đoàn thể tìm tòi những mô hình phát triển kinh tế mới đem lại hiệu quả cao để triển khai áp dụng tại địa phương.
Bên cạnh đó, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, sự hỗ trợ về vốn, tập huấn về kỹ thuật, bước đầu xã dần chuyển đổi cây trồng, mang lại hiệu quả đáng phấn khởi. Xã đã chỉ đạo chuyển đổi gần 30ha đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị thu nhập cao, điển hình như: mô hình trồng sim, sâm Bố Chính, cây na dai, sả lấy tinh dầu..., mang lại thu nhập từ 125-400 triệu đồng/năm.
Nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên những năm gần đây, kinh tế của xã đã có bước khởi sắc. Thu nhập kinh tế từ mô hình vườn đồi, vườn rừng đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 22 triệu đồng, năm 2020 là 29 triệu đồng.
Cùng với xã Quảng Tiến, những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Quảng Trạch cũng đã triển khai chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Không ít địa phương sau khi chuyển đổi đã đầu tư xây dựng hệ thống chuỗi liên kết giá trị sản phẩm, hướng đến nông nghiệp hiện đại.
Theo ông Trần Quyết Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phương, thời gian qua, xã đã tập trung công tác tuyên truyền về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến đông đảo người dân để tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu và cây ăn quả chất lượng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, như: bưởi, chuối, đu đủ, ổi..., bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Về chăn nuôi, địa phương cũng đã khuyến khích người dân ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Trong năm 2019 và 2020, xã đã chuyển đổi 79,49ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, cây ăn quả và các mô hình nuôi trồng kết hợp.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để tạo bước đi lâu dài cho nền nông nghiệp, xã đã có kế hoạch phát triển hướng đến nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo chuỗi liên kết giá trị, mỗi thôn có một sản phẩm chủ lực có ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo quy trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu..., nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Điển hình như người dân đã đầu tư mua thiết bị máy móc và thực hiện các khâu sơ chế, đóng gói sản phẩm từ hạt sen, tim sen, tạo ra một số sản phẩm sen ngon Quảng Phương.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là chủ trương lớn của huyện được thực hiện từ năm 2016. Sau thời gian triển khai, nhiều địa phương nhờ có chủ trương và cách làm hợp lý đã tạo đột phá trong phát triển kinh tế.
Ông Phan Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết: "Để thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hướng dẫn các xã đăng ký và triển khai thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hàng năm. Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác định hướng, tuyên truyền của các cấp ngành nên công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện thời gian qua đạt được những kết quả tích cực. Các địa phương đã thực hiện chuyển đổi những vùng đất trồng cây truyền thống năng suất thấp, điều kiện canh tác khó khăn sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Trung bình mỗi năm, huyện đã chuyển đổi được 130ha đất trồng lúa sang trồng sen, ngô, đậu, lạc và hơn 150ha đất gò đồi sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu...".
Nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trên địa bàn huyện bước đầu đã hình thành một số chuỗi sản xuất của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp có hiệu quả, như: HTX nông sản Trường Thủy, HTX chăn nuôi tổng hợp sạch Nam Hồng Quảng, HTX SXDV nông nghiệp sạch Hưng Loan, HTX SXDV Sen ngon Quảng Phương..., nhiều sản phẩm nông nghiệp đã kết nối được với các thị trường tiêu thụ, qua đó, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm.
Đoàn Nguyệt
(QBĐT) - Nhằm phát huy điều kiện tự nhiên và thế mạnh vốn có, các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều địa phương đã đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Quảng Tiến là xã miền núi nằm phía Tây của huyện Quảng Trạch. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu sống dựa vào nghề chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ và các nghề thủ công, như: mây xiên, nón lá. Đầu ra cho sản phẩm phụ thuộc vào tư thương, nên thu nhập bấp bênh. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và khắc phục tình trạng sản xuất manh mún trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Quảng Tiến cho biết, sau khi ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và kế hoạch thực hiện, Đảng ủy đã phân công các ngành, đoàn thể tìm tòi những mô hình phát triển kinh tế mới đem lại hiệu quả cao để triển khai áp dụng tại địa phương.
Bên cạnh đó, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, sự hỗ trợ về vốn, tập huấn về kỹ thuật, bước đầu xã dần chuyển đổi cây trồng, mang lại hiệu quả đáng phấn khởi. Xã đã chỉ đạo chuyển đổi gần 30ha đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị thu nhập cao, điển hình như: mô hình trồng sim, sâm Bố Chính, cây na dai, sả lấy tinh dầu..., mang lại thu nhập từ 125-400 triệu đồng/năm.
Nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên những năm gần đây, kinh tế của xã đã có bước khởi sắc. Thu nhập kinh tế từ mô hình vườn đồi, vườn rừng đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 22 triệu đồng, năm 2020 là 29 triệu đồng.
Cùng với xã Quảng Tiến, những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Quảng Trạch cũng đã triển khai chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Không ít địa phương sau khi chuyển đổi đã đầu tư xây dựng hệ thống chuỗi liên kết giá trị sản phẩm, hướng đến nông nghiệp hiện đại.
Theo ông Trần Quyết Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phương, thời gian qua, xã đã tập trung công tác tuyên truyền về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến đông đảo người dân để tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu và cây ăn quả chất lượng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, như: bưởi, chuối, đu đủ, ổi..., bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Về chăn nuôi, địa phương cũng đã khuyến khích người dân ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Trong năm 2019 và 2020, xã đã chuyển đổi 79,49ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, cây ăn quả và các mô hình nuôi trồng kết hợp.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để tạo bước đi lâu dài cho nền nông nghiệp, xã đã có kế hoạch phát triển hướng đến nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo chuỗi liên kết giá trị, mỗi thôn có một sản phẩm chủ lực có ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo quy trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu..., nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Điển hình như người dân đã đầu tư mua thiết bị máy móc và thực hiện các khâu sơ chế, đóng gói sản phẩm từ hạt sen, tim sen, tạo ra một số sản phẩm sen ngon Quảng Phương.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là chủ trương lớn của huyện được thực hiện từ năm 2016. Sau thời gian triển khai, nhiều địa phương nhờ có chủ trương và cách làm hợp lý đã tạo đột phá trong phát triển kinh tế.
Ông Phan Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết: "Để thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hướng dẫn các xã đăng ký và triển khai thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hàng năm. Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác định hướng, tuyên truyền của các cấp ngành nên công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện thời gian qua đạt được những kết quả tích cực. Các địa phương đã thực hiện chuyển đổi những vùng đất trồng cây truyền thống năng suất thấp, điều kiện canh tác khó khăn sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Trung bình mỗi năm, huyện đã chuyển đổi được 130ha đất trồng lúa sang trồng sen, ngô, đậu, lạc và hơn 150ha đất gò đồi sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu...".
Nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trên địa bàn huyện bước đầu đã hình thành một số chuỗi sản xuất của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp có hiệu quả, như: HTX nông sản Trường Thủy, HTX chăn nuôi tổng hợp sạch Nam Hồng Quảng, HTX SXDV nông nghiệp sạch Hưng Loan, HTX SXDV Sen ngon Quảng Phương..., nhiều sản phẩm nông nghiệp đã kết nối được với các thị trường tiêu thụ, qua đó, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm.
Đoàn Nguyệt