![]() |
Đừng để loài ngoại lai trở thành… vật chủ
(QBĐT) - Cách đây hơn 20 năm, phải trân quý lắm người ta mới chia sẻ cho hàng xóm, bạn bè, người thân giống ốc bươu vàng để mang về nuôi nhỏ lẻ trong gia đình. Thế rồi từ đó, phong trào “người người, nhà nhà” đua nhau xây bể, hàng ngày tỷ mẫn chăm nuôi ốc bươu vàng. Vì sự đồn thổi thịt và vỏ ốc bươu vàng đều có giá trị nên nhiều người nhẹ dạ cả tin đầu tư mở rộng mô hình nuôi giống nhuyễn thể này.
Nhưng rồi tất cả đều “vỡ mộng” khi ốc bươu vàng không chỉ nằm yên trong bể mà bắt đầu tấn công ruộng đồng, chúng lấn chiếm nơi sinh sống và gây hại đối với loài bản địa. Đặc biệt, tốc độ sinh sản của ốc bươu vàng được ví nhanh như “tên lửa”, vì mỗi lần chúng đẻ trứng với số lượng nhiều, chu kỳ đẻ trứng dày, sinh trưởng khá tốt trong mọi điều kiện.
Do ốc bươu vàng phát triển rất nhanh, trong khi thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây lúa nên đã gây thiệt hại rất nặng nề đối với năng suất của cây trồng chủ lực này; đồng thời, nhiều loài bản địa thân thuộc với ruộng đồng, như: ốc bươu đen, ốc vặn..., gần như tuyệt chủng.
Bên cạnh ốc bươu vàng gây hại, trên địa bàn tỉnh có thêm loài thực vật ngoại lai du nhập với nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ là cây Mai dương. Mai dương có họ với cây trinh nữ, khả năng xâm lấn rất mạnh nên làm ảnh hưởng đến môi trường sống và quá trình sinh trưởng của các loài thực vật khác.
Tình huống khá giống như ốc bươu vàng, do nhận thức còn hạn chế nên một số người dân vô tư nhổ cây giống về trồng quanh vườn nhà mà không rõ tác hại do loài thực vật này gây ra. Cho đến khi nhận biết thì đã quá muộn vì cây Mai dương phát triển quá nhanh, chúng mọc ở khắp nơi nhưng thường xuất hiện ở các triền đê, bờ ruộng lấn chiếm không gian sống của các loài bản địa.
Đối với các loài động thực vật ngoại lai này, thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Ốc bươu vàng và cây Mai dương vẫn tiếp tục xâm hại đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của người dân.
Trong khi đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong thế giới phẳng hiện nay, nguy cơ các loài ngoại lai xâm hại thâm nhập vào nội địa là điều khó tránh khỏi. Do vậy, hãy là người thông thái để biết lựa chọn những động thực vật hữu ích, kiên quyết nói không với những loài ngoại lai gây hại hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cùng với đó là có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi nhập lậu, nuôi trồng, phóng sinh… những loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.
Trần Minh Văn
(QBĐT) - Cách đây hơn 20 năm, phải trân quý lắm người ta mới chia sẻ cho hàng xóm, bạn bè, người thân giống ốc bươu vàng để mang về nuôi nhỏ lẻ trong gia đình. Thế rồi từ đó, phong trào “người người, nhà nhà” đua nhau xây bể, hàng ngày tỷ mẫn chăm nuôi ốc bươu vàng. Vì sự đồn thổi thịt và vỏ ốc bươu vàng đều có giá trị nên nhiều người nhẹ dạ cả tin đầu tư mở rộng mô hình nuôi giống nhuyễn thể này.
Nhưng rồi tất cả đều “vỡ mộng” khi ốc bươu vàng không chỉ nằm yên trong bể mà bắt đầu tấn công ruộng đồng, chúng lấn chiếm nơi sinh sống và gây hại đối với loài bản địa. Đặc biệt, tốc độ sinh sản của ốc bươu vàng được ví nhanh như “tên lửa”, vì mỗi lần chúng đẻ trứng với số lượng nhiều, chu kỳ đẻ trứng dày, sinh trưởng khá tốt trong mọi điều kiện.
Do ốc bươu vàng phát triển rất nhanh, trong khi thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây lúa nên đã gây thiệt hại rất nặng nề đối với năng suất của cây trồng chủ lực này; đồng thời, nhiều loài bản địa thân thuộc với ruộng đồng, như: ốc bươu đen, ốc vặn..., gần như tuyệt chủng.
Bên cạnh ốc bươu vàng gây hại, trên địa bàn tỉnh có thêm loài thực vật ngoại lai du nhập với nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ là cây Mai dương. Mai dương có họ với cây trinh nữ, khả năng xâm lấn rất mạnh nên làm ảnh hưởng đến môi trường sống và quá trình sinh trưởng của các loài thực vật khác.
Tình huống khá giống như ốc bươu vàng, do nhận thức còn hạn chế nên một số người dân vô tư nhổ cây giống về trồng quanh vườn nhà mà không rõ tác hại do loài thực vật này gây ra. Cho đến khi nhận biết thì đã quá muộn vì cây Mai dương phát triển quá nhanh, chúng mọc ở khắp nơi nhưng thường xuất hiện ở các triền đê, bờ ruộng lấn chiếm không gian sống của các loài bản địa.
Đối với các loài động thực vật ngoại lai này, thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Ốc bươu vàng và cây Mai dương vẫn tiếp tục xâm hại đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của người dân.
Trong khi đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong thế giới phẳng hiện nay, nguy cơ các loài ngoại lai xâm hại thâm nhập vào nội địa là điều khó tránh khỏi. Do vậy, hãy là người thông thái để biết lựa chọn những động thực vật hữu ích, kiên quyết nói không với những loài ngoại lai gây hại hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cùng với đó là có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi nhập lậu, nuôi trồng, phóng sinh… những loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.
Trần Minh Văn