Phấn đấu xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt 60-62 tỷ USD năm 2030

  • 08:02, 09/02/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030. Đề án đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60 - 62 tỷ USD vào năm 2030.
 Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (tỉnh An Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (tỉnh An Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Mục tiêu chung của Đề án đến năm 2030 là thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng nông - lâm - thủy sản, thực phẩm toàn cầu; nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông -lâm - thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu; tiếp tục định vị, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông - lâm - thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
 
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60 - 62 tỷ USD; trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16 - 17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 3 - 4 tỷ USD, mặt hàng nông - lâm - thủy sản khác đạt khoảng 2 tỷ USD.
 
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 6% - 8%/năm; khoảng 40% sản phẩm nông - lâm - thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - thủy sản là qua chế biến và chế biến sâu.
 
Theo đó, giải pháp chung để hoàn thành mục tiêu trên là rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách xuất khẩu nông - lâm - thủy sản; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông - lâm - thủy sản.
 
Trong đó, Đề án sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu nông - lâm - thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông - lâm - thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến nông - lâm - thủy sản đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường; hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông - lâm - thủy sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu.
 
Ngoài ra, Đề án cũng hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm; quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế...
 
Theo TTXVN/Báo Tin tức
 

tin liên quan

Cá lồng sông Gianh sẵn sàng phục vụ Tết
Cá lồng sông Gianh sẵn sàng phục vụ Tết

(QBĐT) - Tận dụng lợi thế mặt nước trên dòng sông Gianh cùng với thức ăn sẵn có, thời gian qua, nhiều hộ dân ở huyện Tuyên Hóa đã đầu tư nuôi cá lồng. Hiện nay, các lồng cá đã bắt đầu có khách hàng đặt mua để phục Tết Nguyên Đán, đây là kỳ thu hoạch lớn nhất trong năm của các hộ nuôi cá lồng nơi đây.

Các cơ sở sản xuất tất bật vào vụ Tết
Các cơ sở sản xuất tất bật vào vụ Tết

(QBĐT) - Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 và thiên tai đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, theo dự báo, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân vẫn tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, các hợp tác xã (HTX), làng nghề, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh hiện đang khẩn trương đẩy mạnh sản xuất.

Nông dân Quảng Ninh thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Nông dân Quảng Ninh thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(QBĐT) - Xác định phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là hoạt động trọng tâm của Hội và là cơ hội để người nông dân khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế, những năm qua, Hội Nông dân huyện Quảng Ninh đã tích cực phát động phong trào và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.