![]() |
Tập trung phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu phi
(QBĐT) - Sáng 8-12, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh về triển khai phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi (DTLCP) trên địa bàn. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và địa phương liên quan.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-PTNT, từ ngày 1-1-2020 đến ngày 28-2-2020, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện DTLCP tại 9 xã, phường thuộc 6 huyện, thành phố, thị xã với số lợn tiêu hủy là 46 con, trọng lượng 2.918kg.
Từ ngày 22-11-2020 đến ngày 7-12-2020, DTLCP đã xảy ra tại 10 hộ/6 xã, gồm: Tiến Hóa, Mai Hóa, Phong Hóa, Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa), xã Phù Hóa (huyện Quảng Trạch) và xã Quảng Tiên (TX Ba Đồn) làm 51 con lợn chết, tiêu hủy với trọng lượng 1.740 kg.
Các ổ dịch mới xuất hiện đều nằm tại các xã đã xảy ra DTLCP trong năm 2019; môi trường chăn nuôi sau lũ lụt bị ô nhiễm, tạo điều kiện để mầm bệnh tồn tại, phát triển. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi trên địa bàn các xã còn hạn chế, đặc biệt là sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt; hoạt động giết mổ chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa được giám sát chặt chẽ…
Sau khi có thông tin xuất hiện DTLCP, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp-PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện phòng chống dịch bệnh. Sở Nông nghiệp-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp chống dịch; tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại hộ chăn nuôi có lợn ốm chết; nơi tiêu hủy lợn bệnh…
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng chống DTLCP và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới.
Để tập trung phòng, chống DTLCP, tránh lây lan trên diện rộng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của trung ương, tỉnh về phòng, chống DTLCP. Đối với các địa phương phát hiện ổ dịch bệnh DTLCP cần báo cáo kịp thời, tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh khi có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng; thành lập các đội xử lý ổ dịch tại cơ sở để tiêu hủy triệt để lợn mắc bệnh.
Đối với địa phương chưa phát hiện ổ dịch phải rà soát các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP đã, đang triển khai; tăng cường giám sát đàn lợn trên địa bàn. Các địa phương cần rà soát, tổng hợp và có đề xuất cụ thể về kinh phí phòng, chống dịch để Sở Tài chính phân bổ hợp lý.
Trước mắt, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh sẽ thành lập chốt phòng chống DTLCP tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Các địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm của động vật, đặc biệt là lợn vào địa bàn tỉnh. Cơ quan thông tấn báo chí cần thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về bệnh DTLCP và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…
Lan Chi
(QBĐT) - Sáng 8-12, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh về triển khai phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi (DTLCP) trên địa bàn. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và địa phương liên quan.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-PTNT, từ ngày 1-1-2020 đến ngày 28-2-2020, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện DTLCP tại 9 xã, phường thuộc 6 huyện, thành phố, thị xã với số lợn tiêu hủy là 46 con, trọng lượng 2.918kg.
Từ ngày 22-11-2020 đến ngày 7-12-2020, DTLCP đã xảy ra tại 10 hộ/6 xã, gồm: Tiến Hóa, Mai Hóa, Phong Hóa, Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa), xã Phù Hóa (huyện Quảng Trạch) và xã Quảng Tiên (TX Ba Đồn) làm 51 con lợn chết, tiêu hủy với trọng lượng 1.740 kg.
Các ổ dịch mới xuất hiện đều nằm tại các xã đã xảy ra DTLCP trong năm 2019; môi trường chăn nuôi sau lũ lụt bị ô nhiễm, tạo điều kiện để mầm bệnh tồn tại, phát triển. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi trên địa bàn các xã còn hạn chế, đặc biệt là sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt; hoạt động giết mổ chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa được giám sát chặt chẽ…
Sau khi có thông tin xuất hiện DTLCP, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp-PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện phòng chống dịch bệnh. Sở Nông nghiệp-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp chống dịch; tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại hộ chăn nuôi có lợn ốm chết; nơi tiêu hủy lợn bệnh…
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng chống DTLCP và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới.
Để tập trung phòng, chống DTLCP, tránh lây lan trên diện rộng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của trung ương, tỉnh về phòng, chống DTLCP. Đối với các địa phương phát hiện ổ dịch bệnh DTLCP cần báo cáo kịp thời, tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh khi có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng; thành lập các đội xử lý ổ dịch tại cơ sở để tiêu hủy triệt để lợn mắc bệnh.
Đối với địa phương chưa phát hiện ổ dịch phải rà soát các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP đã, đang triển khai; tăng cường giám sát đàn lợn trên địa bàn. Các địa phương cần rà soát, tổng hợp và có đề xuất cụ thể về kinh phí phòng, chống dịch để Sở Tài chính phân bổ hợp lý.
Trước mắt, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh sẽ thành lập chốt phòng chống DTLCP tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Các địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm của động vật, đặc biệt là lợn vào địa bàn tỉnh. Cơ quan thông tấn báo chí cần thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về bệnh DTLCP và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…
Lan Chi