![]() |
Linh hoạt chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả
(QBĐT) - Vài năm trở lại đây, chủ trương chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả được các địa phương trong tỉnh triển khai một cách tích cực, hiệu quả. Đặc biệt, một số địa phương còn linh hoạt lựa chọn và chuyển đổi sang các mô hình cây trồng mới phù hợp với từng vùng sinh thái, không chỉ góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững…
Linh hoạt chuyển đổi đối tượng cây trồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp-PTNT, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi được gần 7.760ha diện tích đất lúa kém hiệu quả, trong đó diện tích trồng cây hàng năm gần 1.430ha, diện tích trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 6.330ha. Đặc biệt, các địa phương đã tích cực vận động và hỗ trợ người dân chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
Với hơn 1,5ha diện tích đất ruộng trũng, ông Trương Văn Ánh ở xã Sơn Thủy (huyện Lệ Thủy) trước đây chỉ trồng lúa 1 vụ nên hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2020, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, gia đình ông Ánh mạnh dạn chuyển đổi diện tích này sang trồng sen lấy hạt.
Theo ông Ánh, trồng sen không khó khăn so với trồng lúa, lại rất ít công chăm sóc. Để tăng thu nhập, ông Ánh còn kết hợp thả một số loại cá trong ao sen; đồng thời, đầu tư làm cầu tre, nhà chòi phục vụ cho khách đến tham quan, chụp hình vào mùa sen nở hoa. Hạch toán kinh tế cho thấy, trồng sen cho lãi khoảng 33-36 triệu đồng/ha, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Ngoài ra, ông Ánh còn có thêm thu nhập gần 30 triệu đồng (với hơn 1.500 lượt khách) từ dịch vụ cho khách tham quan, chụp hình tại hồ sen.
Để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả theo kế hoạch sản xuất, Sở Nông nghiệp-PTNT đã phối hợp với các địa phương tích cực vận động người sản xuất chuyển đổi trên diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác; đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, mô hình, dự án để hỗ trợ đối với diện tích đất lúa kém hiệu quả cần chuyển đổi. Do đó, nông dân được khuyến khích chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp, có hiệu quả theo hướng ổn định lâu dài.
Một số địa phương có diện tích chuyển đổi cây trồng hàng năm cao, như: Bố Trạch 440ha, Quảng Trạch 391ha, Quảng Ninh 188ha, Lệ Thủy 121ha, với các loại cây trồng, như: dưa hấu 320ha, ngô 250ha, lạc 130ha, khoai lang trên 80ha, rau màu 170ha, đậu đỗ các loại gần 100ha, sen 20ha…
Các loại cây trồng này không chỉ đáp ứng được yêu cầu về tính thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây, nhờ đó, tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện và bền vững.
Kết quả hạch toán kinh tế cho thấy, cây trồng chuyển đổi cho lãi ròng 15-120 triệu đồng/ha/vụ, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn từ 2-10 lần so với sản xuất lúa. Trong đó, cao nhất là dưa hấu với thu nhập từ 120-125 triệu đồng/ha/năm; rau màu các loại cho lợi nhuận 77-80 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng sen lợi nhuận 40-45 triệu đồng/ha/năm; trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản đạt 70-100 triệu đồng/ha/năm.
Cần quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi
Theo ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, việc chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao rất phù hợp với tình hình thực tiễn, không những cho thu nhập vượt trội trên cùng một đơn vị diện tích, mà còn góp phần giải quyết được tình trạng bỏ hoang đất sản xuất, giảm áp lực tưới tiêu, phòng tránh sâu bệnh hại, cải tạo đất, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích nhưng vẫn bảo đảm giữ nguyên mục đích sử dụng là đất lúa. Do đó, việc chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác, khi cần thiết có thể trở về đất lúa một cách dễ dàng, nâng cao giá trị sử dụng đất là việc làm cần khuyến khích.
Theo định hướng đến năm 2030, Quảng Bình tiếp tục phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên diện tích khoảng 1.417ha; trong đó, chuyển đổi sang diện tích cây trồng hàng năm 590ha, cây trồng lâu năm 52ha, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên 188ha.
Cũng theo ông Mai Văn Minh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đúng quy định về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Việc chuyển đổi cũng phải bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp và có thể phục hồi hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ và kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp-PTNT tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, tiềm năng lợi thế về nguồn nhân lực, các điều kiện tự nhiên…
Sở cũng sẽ tập trung hướng dẫn kỹ thuật một số cây trồng chuyển đổi, phổ biến những mô hình hiệu quả để người sản xuất áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập từ chuyển đổi; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất; chú trọng hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn; đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp trong thu mua, chế biến sản phẩm cây trồng chuyển đổi theo chuỗi giá trị; hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nhất là hệ thống tiêu thoát nước các vùng chuyển đổi sản xuất hàng hóa tập trung…
Ngọc Lan
(QBĐT) - Vài năm trở lại đây, chủ trương chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả được các địa phương trong tỉnh triển khai một cách tích cực, hiệu quả. Đặc biệt, một số địa phương còn linh hoạt lựa chọn và chuyển đổi sang các mô hình cây trồng mới phù hợp với từng vùng sinh thái, không chỉ góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững…
Linh hoạt chuyển đổi đối tượng cây trồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp-PTNT, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi được gần 7.760ha diện tích đất lúa kém hiệu quả, trong đó diện tích trồng cây hàng năm gần 1.430ha, diện tích trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 6.330ha. Đặc biệt, các địa phương đã tích cực vận động và hỗ trợ người dân chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
Với hơn 1,5ha diện tích đất ruộng trũng, ông Trương Văn Ánh ở xã Sơn Thủy (huyện Lệ Thủy) trước đây chỉ trồng lúa 1 vụ nên hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2020, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, gia đình ông Ánh mạnh dạn chuyển đổi diện tích này sang trồng sen lấy hạt.
Theo ông Ánh, trồng sen không khó khăn so với trồng lúa, lại rất ít công chăm sóc. Để tăng thu nhập, ông Ánh còn kết hợp thả một số loại cá trong ao sen; đồng thời, đầu tư làm cầu tre, nhà chòi phục vụ cho khách đến tham quan, chụp hình vào mùa sen nở hoa. Hạch toán kinh tế cho thấy, trồng sen cho lãi khoảng 33-36 triệu đồng/ha, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Ngoài ra, ông Ánh còn có thêm thu nhập gần 30 triệu đồng (với hơn 1.500 lượt khách) từ dịch vụ cho khách tham quan, chụp hình tại hồ sen.
Để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả theo kế hoạch sản xuất, Sở Nông nghiệp-PTNT đã phối hợp với các địa phương tích cực vận động người sản xuất chuyển đổi trên diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác; đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, mô hình, dự án để hỗ trợ đối với diện tích đất lúa kém hiệu quả cần chuyển đổi. Do đó, nông dân được khuyến khích chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp, có hiệu quả theo hướng ổn định lâu dài.
Một số địa phương có diện tích chuyển đổi cây trồng hàng năm cao, như: Bố Trạch 440ha, Quảng Trạch 391ha, Quảng Ninh 188ha, Lệ Thủy 121ha, với các loại cây trồng, như: dưa hấu 320ha, ngô 250ha, lạc 130ha, khoai lang trên 80ha, rau màu 170ha, đậu đỗ các loại gần 100ha, sen 20ha…
Các loại cây trồng này không chỉ đáp ứng được yêu cầu về tính thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây, nhờ đó, tạo nền tảng vững chắc cho tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện và bền vững.
Kết quả hạch toán kinh tế cho thấy, cây trồng chuyển đổi cho lãi ròng 15-120 triệu đồng/ha/vụ, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn từ 2-10 lần so với sản xuất lúa. Trong đó, cao nhất là dưa hấu với thu nhập từ 120-125 triệu đồng/ha/năm; rau màu các loại cho lợi nhuận 77-80 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng sen lợi nhuận 40-45 triệu đồng/ha/năm; trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản đạt 70-100 triệu đồng/ha/năm.
Cần quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi
Theo ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, việc chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao rất phù hợp với tình hình thực tiễn, không những cho thu nhập vượt trội trên cùng một đơn vị diện tích, mà còn góp phần giải quyết được tình trạng bỏ hoang đất sản xuất, giảm áp lực tưới tiêu, phòng tránh sâu bệnh hại, cải tạo đất, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích nhưng vẫn bảo đảm giữ nguyên mục đích sử dụng là đất lúa. Do đó, việc chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác, khi cần thiết có thể trở về đất lúa một cách dễ dàng, nâng cao giá trị sử dụng đất là việc làm cần khuyến khích.
Theo định hướng đến năm 2030, Quảng Bình tiếp tục phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên diện tích khoảng 1.417ha; trong đó, chuyển đổi sang diện tích cây trồng hàng năm 590ha, cây trồng lâu năm 52ha, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên 188ha.
Cũng theo ông Mai Văn Minh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đúng quy định về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Việc chuyển đổi cũng phải bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp và có thể phục hồi hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ và kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp-PTNT tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, tiềm năng lợi thế về nguồn nhân lực, các điều kiện tự nhiên…
Sở cũng sẽ tập trung hướng dẫn kỹ thuật một số cây trồng chuyển đổi, phổ biến những mô hình hiệu quả để người sản xuất áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập từ chuyển đổi; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất; chú trọng hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn; đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp trong thu mua, chế biến sản phẩm cây trồng chuyển đổi theo chuỗi giá trị; hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nhất là hệ thống tiêu thoát nước các vùng chuyển đổi sản xuất hàng hóa tập trung…
Ngọc Lan