![]() |
Bố Trạch: Nỗ lực nâng cao tỷ lệ thu dọn thực bì
(QBĐT) - Năm 2020, mặc dù các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Bố Trạch đã thực hiện vệ sinh rừng, xử lý thực bì trước mùa khô đạt tỷ lệ khá cao, nhưng một số vụ cháy rừng xảy ra vẫn bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến thực bì, khiến công tác chữa cháy khó khăn hơn. Từ bài học kinh nghiệm này, huyện chỉ đạo cơ sở thực hiện triệt để, nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu dọn thực bì trước mùa khô 2021.
Hiện tại, huyện Bố Trạch đã kiện toàn 29 Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Các ban chỉ đạo cấp xã, chủ rừng đã thành lập, kiện toàn các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) gồm 187 tổ, đội với hơn 1.500 người, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
Năm 2020, Bố Trạch đã tích cực chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng vệ sinh rừng, xử lý thực bì trước mùa khô và thành lập đoàn công tác tổ chức kiểm tra trên địa bàn các xã: Thanh Trạch, Bắc Trạch, Xuân Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, Sơn Trạch với các đơn vị chủ rừng, gồm: Chi nhánh Lâm trường rừng thông Bố Trạch, Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình, Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại của các địa phương, đơn vị, chủ động thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn huyện. Tính đến trước mùa khô năm 2020, trên địa bàn toàn huyện xử lý thực bì trên diện tích gần 12.000ha trên tổng số trên 15.600ha rừng trồng, đạt tỷ lệ 75%.
Tuy nhiên, trong năm, toàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy rừng, thiệt hại 8,59ha rừng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là vụ cháy rừng ngày 19-7-2020 tại khoảnh 6, 9, 10, tiểu khu 231C, lâm phần do Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ quản lý, trên địa giới hành chính xã Vạn Trạch, gây thiệt hại gần 7ha rừng trồng keo lai và cháy thực bì dưới tán gần 69ha rừng trồng thông nhựa.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy rừng là do thời tiết nắng nóng và ý thức chấp hành của một số chủ rừng còn hạn chế. Điều đáng nói là một số đơn vị chưa xây dựng các phương án PCCCR theo sự chỉ đạo của UBND huyện, các văn bản còn mang tính hình thức, chưa sát đúng với tình hình thực tế. Một số đơn vị chủ rừng chưa bố trí nguồn vốn để vệ sinh rừng, xử lý thực bì, như: Chi nhánh Lâm trường rừng thông Bố Trạch, Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình, Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ... dẫn đến cây bụi, dây leo, lá khô rất dày, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hải Lương, Chủ tịch UBND xã Vạn Trạch cho biết: “Hiện nay, việc PCCCR trên địa bàn xã Vạn Trạch đang gặp nhiều bất cập do người dân có đất tranh chấp với Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Trước đây, có người dân sản xuất, canh tác, việc ý thức bảo vệ rừng được cộng đồng nêu cao, ở khu vực này chưa xảy ra vụ cháy rừng nào. Nhưng nay, do tình trạng “cha chung không ai khóc”, chính quyền địa phương luôn thấp thỏm, lo lắng. Và thực tế trong mùa nắng nóng vừa qua đã xảy ra cháy lớn. Vì vậy, lãnh đạo xã Vạn Trạch cũng như các hộ dân có đất tranh chấp với Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ đều mong muốn sự việc được quan tâm, giải quyết sớm, không kéo dài, gây lãng phí công sức và tiền của. Đặc biệt là vấn đề khó khăn trong bảo vệ và PCCCR. Nếu chứng minh được phần diện tích đất tranh chấp nói trên là của công ty thì người dân tự nguyện trả lại. Nếu không, thì công ty có phương án bóc tách để trả lại cho người dân sản xuất, canh tác, góp phần bảo vệ rừng tốt hơn”.
“Trước tình hình đó, huyện Bố Trạch sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát các chủ rừng xử lý thực bì trước mùa khô năm 2021, xử lý thực bì để trồng rừng, xử lý vật liệu cháy sau khai thác để trồng lại rừng theo đúng quy định về PCCCR. Huyện yêu cầu các chủ rừng tranh thủ thời tiết thuận lợi, đề ra phương án, kế hoạch chọn thời điểm để vệ sinh rừng; trong đó, phải có đai ngăn cách khu vực đốt xử lý thực bì với rừng dễ cháy, bố trí lực lượng, phương tiện PCCCR bảo đảm an toàn, tuyệt đối không để việc vệ sinh rừng, xử lý thực bì gây cháy rừng. Phấn đấu toàn huyện xử lý thực bì đạt trên 95%, hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng.”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch nhấn mạnh.
H.Trà
(QBĐT) - Năm 2020, mặc dù các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Bố Trạch đã thực hiện vệ sinh rừng, xử lý thực bì trước mùa khô đạt tỷ lệ khá cao, nhưng một số vụ cháy rừng xảy ra vẫn bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến thực bì, khiến công tác chữa cháy khó khăn hơn. Từ bài học kinh nghiệm này, huyện chỉ đạo cơ sở thực hiện triệt để, nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu dọn thực bì trước mùa khô 2021.
Hiện tại, huyện Bố Trạch đã kiện toàn 29 Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Các ban chỉ đạo cấp xã, chủ rừng đã thành lập, kiện toàn các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) gồm 187 tổ, đội với hơn 1.500 người, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
Năm 2020, Bố Trạch đã tích cực chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng vệ sinh rừng, xử lý thực bì trước mùa khô và thành lập đoàn công tác tổ chức kiểm tra trên địa bàn các xã: Thanh Trạch, Bắc Trạch, Xuân Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, Sơn Trạch với các đơn vị chủ rừng, gồm: Chi nhánh Lâm trường rừng thông Bố Trạch, Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình, Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại của các địa phương, đơn vị, chủ động thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn huyện. Tính đến trước mùa khô năm 2020, trên địa bàn toàn huyện xử lý thực bì trên diện tích gần 12.000ha trên tổng số trên 15.600ha rừng trồng, đạt tỷ lệ 75%.
Tuy nhiên, trong năm, toàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy rừng, thiệt hại 8,59ha rừng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là vụ cháy rừng ngày 19-7-2020 tại khoảnh 6, 9, 10, tiểu khu 231C, lâm phần do Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ quản lý, trên địa giới hành chính xã Vạn Trạch, gây thiệt hại gần 7ha rừng trồng keo lai và cháy thực bì dưới tán gần 69ha rừng trồng thông nhựa.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy rừng là do thời tiết nắng nóng và ý thức chấp hành của một số chủ rừng còn hạn chế. Điều đáng nói là một số đơn vị chưa xây dựng các phương án PCCCR theo sự chỉ đạo của UBND huyện, các văn bản còn mang tính hình thức, chưa sát đúng với tình hình thực tế. Một số đơn vị chủ rừng chưa bố trí nguồn vốn để vệ sinh rừng, xử lý thực bì, như: Chi nhánh Lâm trường rừng thông Bố Trạch, Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình, Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ... dẫn đến cây bụi, dây leo, lá khô rất dày, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hải Lương, Chủ tịch UBND xã Vạn Trạch cho biết: “Hiện nay, việc PCCCR trên địa bàn xã Vạn Trạch đang gặp nhiều bất cập do người dân có đất tranh chấp với Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Trước đây, có người dân sản xuất, canh tác, việc ý thức bảo vệ rừng được cộng đồng nêu cao, ở khu vực này chưa xảy ra vụ cháy rừng nào. Nhưng nay, do tình trạng “cha chung không ai khóc”, chính quyền địa phương luôn thấp thỏm, lo lắng. Và thực tế trong mùa nắng nóng vừa qua đã xảy ra cháy lớn. Vì vậy, lãnh đạo xã Vạn Trạch cũng như các hộ dân có đất tranh chấp với Công ty CP giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ đều mong muốn sự việc được quan tâm, giải quyết sớm, không kéo dài, gây lãng phí công sức và tiền của. Đặc biệt là vấn đề khó khăn trong bảo vệ và PCCCR. Nếu chứng minh được phần diện tích đất tranh chấp nói trên là của công ty thì người dân tự nguyện trả lại. Nếu không, thì công ty có phương án bóc tách để trả lại cho người dân sản xuất, canh tác, góp phần bảo vệ rừng tốt hơn”.
“Trước tình hình đó, huyện Bố Trạch sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát các chủ rừng xử lý thực bì trước mùa khô năm 2021, xử lý thực bì để trồng rừng, xử lý vật liệu cháy sau khai thác để trồng lại rừng theo đúng quy định về PCCCR. Huyện yêu cầu các chủ rừng tranh thủ thời tiết thuận lợi, đề ra phương án, kế hoạch chọn thời điểm để vệ sinh rừng; trong đó, phải có đai ngăn cách khu vực đốt xử lý thực bì với rừng dễ cháy, bố trí lực lượng, phương tiện PCCCR bảo đảm an toàn, tuyệt đối không để việc vệ sinh rừng, xử lý thực bì gây cháy rừng. Phấn đấu toàn huyện xử lý thực bì đạt trên 95%, hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng.”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch nhấn mạnh.
H.Trà