![]() |
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác thương mại biên giới
(QBĐT) - Là địa phương có chung đường biên giới với tỉnh Savannakhet và tỉnh Khăm Muộn của nước CHDCND Lào, tỉnh Quảng Bình luôn nỗ lực thiết lập mối quan hệ hợp tác, trong đó hợp tác thương mại là hoạt động trọng tâm. Phát huy vai trò của ngành, Sở Công thương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, sát thực để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác thương mại biên giới.
Quảng Bình hiện có cửa khấu quốc tế Cha Lo và cửa khẩu phụ Cà Roòng.Tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo có Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo được Thủ tướng Chính phủ thành lập ngày 15-10-2002, gồm 6 xã thuộc huyện Minh Hóa: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa, Hóa Tiến với tổng diện tích tự nhiên là 538 km2. Hiện nay, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo có 3 chợ phục vụ cho địa bàn 6 xã, gồm: chợ Tân Yên, chợ Ón và chợ Y Leng. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh mua bán tại các chợ này chưa sôi động, quy mô còn nhỏ lẻ; chủng loại hàng hoá và số lượng các thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh còn ít, sức mua hạn chế, chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày của bà con vùng biên và số ít khách vãng lai.
Trên cơ sở biên bản hợp tác đã ký kết giữa tỉnh Quảng Bình và các tỉnh Savannakhet, Khăm Muộn về lĩnh vực thương mại và các cơ chế chính sách của Chính phủ, Bộ Công thương của hai nước Việt Nam và Lào, như: Hiệp định thương mại biên giới; Hiệp định quá cảnh hàng hóa..., Sở Công thương đã phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại tại các vùng biên giới, cửa khẩu; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm, hàng hóa...
Hàng năm, Sở Công thương cùng các sở, ngành trong tỉnh đã đón tiếp các đoàn cán bộ nước bạn Lào đến thăm và làm việc, từ đó, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kết nối mạng lưới và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp trong khuôn khổ 9 tỉnh của 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan có sử dụng chung đường 8 và đường 12.
Sở Công thương cũng triển khai các phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự hội nghị kết nối doanh nghiệp và hội chợ thương mại biên giới tỉnh Nakhon Phanom, Muckdahan (Thái Lan); tổ chức đoàn giao dịch thương mại, mời doanh nghiệp các tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Khăm Muộn và Savannakhet (Lào) tham gia hội chợ công nghiệp và thương mại quốc tế Quảng Bình năm 2019...
Sở cũng phối hợp chặt chẽ với các ngành trong công tác phòng, chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển ma túy, chất gây nghiện và các loại hàng hóa cấm buôn bán, lưu thông trên thị trường. Sở đã tăng cường hoạt động phổ biến, tuyên truyền, công khai các quy định về thủ tục hành chính của Nhà nước đối với các hoạt động thương mại, buôn bán qua lại giữa hai nước Việt Nam-Lào, các quy chế về hoạt động du lịch và dịch vụ…, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp; xuất nhập cảnh của người dân và khách du lịch hai nước.
Nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại khu vực biên giới, Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành tạo điều kiện triển khai dự án “Xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng Hòn La, Quảng Bình sang tỉnh Khăm Muộn” do Công ty cổ phần Lào Petro làm chủ đầu tư; tạo điều kiện cho Công ty TNHH Barite Quang Trung hoàn thành các thủ tục pháp lý để khai thác vận chuyển quặng Barite qua cửa khẩu phụ Cà Roòng-Nọong Ma. Bên cạnh đó, công tác kêu gọi, thu hút đầu tư các hạ tầng thương mại (kho ngoại quan, trạm dừng nghỉ…) trên tuyến Quốc lộ 12A cũng được chú trọng, để dần hình thành các dịch vụ logistics.
Ông Phan Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại biên giới tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số khó khăn, như: kết cấu cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu còn nhiều bất cập; sự khác biệt về luật pháp và thủ tục hành chính rườm rà nên hiệu quả hợp tác còn hạn chế, số doanh nghiệp liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế giữa các tỉnh chưa nhiều và quy mô còn nhỏ lẻ...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới, Sở Công thương đã đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu trình Chính phủ ban hành chiến lược dài hạn, chính sách cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, các cụm cửa khẩu nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại, nâng cấp đường giao thông, nhất là các khu vực cửa khẩu, biên giới, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh. Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào nên xem xét đưa tuyến Quốc lộ 12A vào hệ thống hành lang Đông-Tây theo Hiệp định vận tải hàng hóa quá cảnh trong khu vực với các nước tiểu vùng sông Mê Kông nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, vận tải và du lịch qua tuyến đường này...
Lê Mai
(QBĐT) - Là địa phương có chung đường biên giới với tỉnh Savannakhet và tỉnh Khăm Muộn của nước CHDCND Lào, tỉnh Quảng Bình luôn nỗ lực thiết lập mối quan hệ hợp tác, trong đó hợp tác thương mại là hoạt động trọng tâm. Phát huy vai trò của ngành, Sở Công thương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, sát thực để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác thương mại biên giới.
Quảng Bình hiện có cửa khấu quốc tế Cha Lo và cửa khẩu phụ Cà Roòng.Tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo có Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo được Thủ tướng Chính phủ thành lập ngày 15-10-2002, gồm 6 xã thuộc huyện Minh Hóa: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa, Hóa Tiến với tổng diện tích tự nhiên là 538 km2. Hiện nay, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo có 3 chợ phục vụ cho địa bàn 6 xã, gồm: chợ Tân Yên, chợ Ón và chợ Y Leng. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh mua bán tại các chợ này chưa sôi động, quy mô còn nhỏ lẻ; chủng loại hàng hoá và số lượng các thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh còn ít, sức mua hạn chế, chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày của bà con vùng biên và số ít khách vãng lai.
Trên cơ sở biên bản hợp tác đã ký kết giữa tỉnh Quảng Bình và các tỉnh Savannakhet, Khăm Muộn về lĩnh vực thương mại và các cơ chế chính sách của Chính phủ, Bộ Công thương của hai nước Việt Nam và Lào, như: Hiệp định thương mại biên giới; Hiệp định quá cảnh hàng hóa..., Sở Công thương đã phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại tại các vùng biên giới, cửa khẩu; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm, hàng hóa...
Hàng năm, Sở Công thương cùng các sở, ngành trong tỉnh đã đón tiếp các đoàn cán bộ nước bạn Lào đến thăm và làm việc, từ đó, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kết nối mạng lưới và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp trong khuôn khổ 9 tỉnh của 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan có sử dụng chung đường 8 và đường 12.
Sở Công thương cũng triển khai các phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự hội nghị kết nối doanh nghiệp và hội chợ thương mại biên giới tỉnh Nakhon Phanom, Muckdahan (Thái Lan); tổ chức đoàn giao dịch thương mại, mời doanh nghiệp các tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Khăm Muộn và Savannakhet (Lào) tham gia hội chợ công nghiệp và thương mại quốc tế Quảng Bình năm 2019...
Sở cũng phối hợp chặt chẽ với các ngành trong công tác phòng, chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển ma túy, chất gây nghiện và các loại hàng hóa cấm buôn bán, lưu thông trên thị trường. Sở đã tăng cường hoạt động phổ biến, tuyên truyền, công khai các quy định về thủ tục hành chính của Nhà nước đối với các hoạt động thương mại, buôn bán qua lại giữa hai nước Việt Nam-Lào, các quy chế về hoạt động du lịch và dịch vụ…, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp; xuất nhập cảnh của người dân và khách du lịch hai nước.
Nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại khu vực biên giới, Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành tạo điều kiện triển khai dự án “Xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng Hòn La, Quảng Bình sang tỉnh Khăm Muộn” do Công ty cổ phần Lào Petro làm chủ đầu tư; tạo điều kiện cho Công ty TNHH Barite Quang Trung hoàn thành các thủ tục pháp lý để khai thác vận chuyển quặng Barite qua cửa khẩu phụ Cà Roòng-Nọong Ma. Bên cạnh đó, công tác kêu gọi, thu hút đầu tư các hạ tầng thương mại (kho ngoại quan, trạm dừng nghỉ…) trên tuyến Quốc lộ 12A cũng được chú trọng, để dần hình thành các dịch vụ logistics.
Ông Phan Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại biên giới tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số khó khăn, như: kết cấu cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu còn nhiều bất cập; sự khác biệt về luật pháp và thủ tục hành chính rườm rà nên hiệu quả hợp tác còn hạn chế, số doanh nghiệp liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế giữa các tỉnh chưa nhiều và quy mô còn nhỏ lẻ...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới, Sở Công thương đã đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu trình Chính phủ ban hành chiến lược dài hạn, chính sách cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, các cụm cửa khẩu nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại, nâng cấp đường giao thông, nhất là các khu vực cửa khẩu, biên giới, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh. Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào nên xem xét đưa tuyến Quốc lộ 12A vào hệ thống hành lang Đông-Tây theo Hiệp định vận tải hàng hóa quá cảnh trong khu vực với các nước tiểu vùng sông Mê Kông nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, vận tải và du lịch qua tuyến đường này...
Lê Mai