Báo Singapore: Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn mong đợi

  • 09:11, 04/11/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trang propertyguru.com.sg của Singapore dẫn báo cáo của ngân hàng Maybank Kim Eng, trong đó nhấn mạnh Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi trong ASEAN thoát khỏi nguy cơ suy thoái.
Sản xuất hàng dệt may. (Nguồn: TTXVN)
Sản xuất hàng dệt may. (Nguồn: TTXVN)
Trang propertyguru.com.sg của Singapore dẫn báo cáo mới đây của ngân hàng lớn nhất Malaysia Maybank Kim Eng khẳng định Việt Nam và Singapore là hai nền kinh tế phục hồi theo mô hình chữ V, với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mong đợi cũng như so với các nước trong khu vực.
 
Theo các chuyên gia kinh tế của Maybank, các yếu tố trong đó có các gói trợ cấp của chính phủ, lãi suất thấp, tiết kiệm hộ gia đình cao và chính sách làm việc tại nhà đã thúc đẩy quá trình phục hồi ở các nền kinh tế trên.
 
Maybank nhấn mạnh Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi trong ASEAN thoát khỏi nguy cơ suy thoái. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Việt Nam tăng nhanh và mạnh mẽ hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
 
Đối với Việt Nam, động lực phục hồi hình chữ "V" là nhờ xuất khẩu, bán lẻ và vận tải hàng hóa.
 
Trong khi đó, các yếu tố hỗ trợ nền kinh tế Singapore phục hồi nhanh hơn dự đoán là giao dịch bất động sản, hoạt động sản xuất và xuất khẩu chất bán dẫn tăng trưởng mạnh mẽ./.
 
Theo TTXVN/Vietnam+

tin liên quan

Nhà vượt lũ phát huy hiệu quả
Nhà vượt lũ phát huy hiệu quả

(QBĐT) - Trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, ngay tại những vùng "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình, các ngôi nhà vượt lũ được xây dựng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã giúp 2.500 hộ dân an toàn về người và tài sản.

Phấn đấu giải ngân vốn vay nước ngoài đạt 70% kế hoạch nguồn vốn được giao
Phấn đấu giải ngân vốn vay nước ngoài đạt 70% kế hoạch nguồn vốn được giao

(QBĐT) - Theo thông tin từ Sở Kế hoạch-Đầu tư, năm 2020, Quảng Bình được Trung ương giao tổng số vốn vay nước ngoài là 703,538 tỷ đồng để thực hiện 17 dự án ODA. Trên cơ sở rà soát lại tình hình thực tế thực hiện các dự án, tỉnh phấn đấu sẽ giải ngân được 70% tổng nguồn vốn được giao.

Người lan tỏa vốn tín dụng chính sách ở vùng cao
Người lan tỏa vốn tín dụng chính sách ở vùng cao

(QBĐT) - Xã miền núi Trường Sơn (Quảng Ninh) hiện có 12 tổ ủy thác tiết kiệm và vay vốn (TKVV). Các tổ TKVV này chính là "cầu nối" đồng hành cùng Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Quảng Ninh đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo hiệu quả và đúng đối tượng. Chị Nguyễn Thị Nga, Tổ trưởng Tổ TKVV bản Cây Sú là một trong những "cầu nối" như thế.