![]() |
Áp dụng dây chuyền công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản
(QBĐT) - Nắm bắt sự phát triển của công nghệ kỹ thuật mới, Công ty TNHH Diến Hồng (huyện Minh Hóa) đã đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất thu mua, gia công, chế biến, đóng gói hàng nông sản Cầu Roòng với dây chuyền phân loại lạc nhân tự động. Đây là dây chuyền công nghệ cao, hiện đại và lần đầu tiên được áp dụng ở huyện Minh Hóa. Dây chuyền mới này sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm lạc của địa phương, xây dựng thương hiệu dầu lạc Nông Việt của Công ty TNHH Diến Hồng.
Minh Hóa là một trong những địa phương có diện tích trồng lạc lớn của tỉnh Quảng Bình, với diện tích khoảng 800ha, 2vụ/năm. Đặc trưng của lạc là có tính mùa vụ cao, tuy lạc củ sau khi phơi khô có thể lưu trữ được trong thời gian tương đối dài nhưng sẽ bị mất dần phẩm chất. Khi vào vụ, sản lượng có thể đạt tới hàng ngàn tấn, dẫn tới khó khăn trong việc thu mua, lưu trữ.
Với mong muốn đồng hành, giúp bà con tiêu thụ kịp thời sản phẩm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, Công ty TNHH Diến Hồng đã từng bước tiếp cận với khoa học kỹ thuật và chuyển giao, hướng dẫn cho nhân dân áp dụng. Công ty đã đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất thu mua, gia công, chế biến, đóng gói hàng nông sản Cầu Roòng với máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Trong đó, dây chuyền phân loại lạc nhân tự động được áp dụng công nghệ cao, máy móc thiết bị hiện đại lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn huyện. Dây chuyền có công suất 2.000 tấn/năm, được đầu tư với số tiền trên 2,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 450 triệu đồng, số tiền còn lại là vốn đầu tư của Công ty.
Bà Đinh Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Diến Hồng cho biết: “Trước đây, do sử dụng công nghệ cũ, máy móc thiết bị không đồng bộ nên tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa còn thấp, công việc đa phần là thủ công dẫn tới năng suất không cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, tỷ lệ phế phẩm lớn, dẫn tới giá thành cao. Dây chuyền phân loại lạc nhân tự động-công nghệ cao không chỉ hỗ trợ cho nông dân trong thu hoạch, bảo quản lạc, đây còn là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, đặc biệt sản phẩm dầu lạc Nông Việt”.
Theo bà Hồng, để chế biến dầu lạc thì việc chọn lựa chính xác lạc nguyên liệu là khâu rất quan trọng, bảo đảm chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm. Việc nguyên liệu có lẫn một ít hạt bị sâu, mốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm. Với lạc nhân thành phẩm, việc phân loại chất lượng cũng vô cùng quan trọng, giá loại 1, loại 2 chênh nhau rất nhiều, tới 20-30%. Do vậy, việc phân loại chính xác lạc nhân mang lại giá trị kinh tế lớn, góp phần bảo đảm uy tín, giữ gìn thương hiệu nhà sản xuất.
Với dây chuyền phân loại lạc nhân tự động-công nghệ cao, lạc sẽ được trải qua 2 bước phân loại: theo kích thước và theo màu sắc. Sản phẩm sẽ được phân loại với độ đồng đều đạt trên 99%. Với độ chính xác cao, dây chuyền phân loại lạc nhân giúp giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, công suất sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, dây chuyền sản xuất này sau khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 15 lao động trên địa bàn với mức lương khoảng 5 triệu đồng/người/tháng, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Theo ông Lê Mậu Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương), việc đầu tư xây dựng dây chuyền phân loại lạc nhân tự động-công nghệ cao của Công ty TNHH Diến Hồng là nhu cầu cần thiết trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh hiện nay. Việc ứng dụng dây chuyền sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, tăng năng suất lao động, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm, khắc phục tính mùa vụ của nguyên liệu; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tiêu dùng…
Để hỗ trợ kinh phí cho Công ty, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh đã đề nghị Sở Công thương, Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) xem xét, hỗ trợ số tiền 450 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công quốc gia để xây dựng dây chuyền.
Cát Nhiên
(QBĐT) - Nắm bắt sự phát triển của công nghệ kỹ thuật mới, Công ty TNHH Diến Hồng (huyện Minh Hóa) đã đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất thu mua, gia công, chế biến, đóng gói hàng nông sản Cầu Roòng với dây chuyền phân loại lạc nhân tự động. Đây là dây chuyền công nghệ cao, hiện đại và lần đầu tiên được áp dụng ở huyện Minh Hóa. Dây chuyền mới này sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm lạc của địa phương, xây dựng thương hiệu dầu lạc Nông Việt của Công ty TNHH Diến Hồng.
Minh Hóa là một trong những địa phương có diện tích trồng lạc lớn của tỉnh Quảng Bình, với diện tích khoảng 800ha, 2vụ/năm. Đặc trưng của lạc là có tính mùa vụ cao, tuy lạc củ sau khi phơi khô có thể lưu trữ được trong thời gian tương đối dài nhưng sẽ bị mất dần phẩm chất. Khi vào vụ, sản lượng có thể đạt tới hàng ngàn tấn, dẫn tới khó khăn trong việc thu mua, lưu trữ.
Với mong muốn đồng hành, giúp bà con tiêu thụ kịp thời sản phẩm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, Công ty TNHH Diến Hồng đã từng bước tiếp cận với khoa học kỹ thuật và chuyển giao, hướng dẫn cho nhân dân áp dụng. Công ty đã đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất thu mua, gia công, chế biến, đóng gói hàng nông sản Cầu Roòng với máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Trong đó, dây chuyền phân loại lạc nhân tự động được áp dụng công nghệ cao, máy móc thiết bị hiện đại lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn huyện. Dây chuyền có công suất 2.000 tấn/năm, được đầu tư với số tiền trên 2,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 450 triệu đồng, số tiền còn lại là vốn đầu tư của Công ty.
Bà Đinh Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Diến Hồng cho biết: “Trước đây, do sử dụng công nghệ cũ, máy móc thiết bị không đồng bộ nên tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa còn thấp, công việc đa phần là thủ công dẫn tới năng suất không cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, tỷ lệ phế phẩm lớn, dẫn tới giá thành cao. Dây chuyền phân loại lạc nhân tự động-công nghệ cao không chỉ hỗ trợ cho nông dân trong thu hoạch, bảo quản lạc, đây còn là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, đặc biệt sản phẩm dầu lạc Nông Việt”.
Theo bà Hồng, để chế biến dầu lạc thì việc chọn lựa chính xác lạc nguyên liệu là khâu rất quan trọng, bảo đảm chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm. Việc nguyên liệu có lẫn một ít hạt bị sâu, mốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm. Với lạc nhân thành phẩm, việc phân loại chất lượng cũng vô cùng quan trọng, giá loại 1, loại 2 chênh nhau rất nhiều, tới 20-30%. Do vậy, việc phân loại chính xác lạc nhân mang lại giá trị kinh tế lớn, góp phần bảo đảm uy tín, giữ gìn thương hiệu nhà sản xuất.
Với dây chuyền phân loại lạc nhân tự động-công nghệ cao, lạc sẽ được trải qua 2 bước phân loại: theo kích thước và theo màu sắc. Sản phẩm sẽ được phân loại với độ đồng đều đạt trên 99%. Với độ chính xác cao, dây chuyền phân loại lạc nhân giúp giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, công suất sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, dây chuyền sản xuất này sau khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 15 lao động trên địa bàn với mức lương khoảng 5 triệu đồng/người/tháng, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Theo ông Lê Mậu Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương), việc đầu tư xây dựng dây chuyền phân loại lạc nhân tự động-công nghệ cao của Công ty TNHH Diến Hồng là nhu cầu cần thiết trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh hiện nay. Việc ứng dụng dây chuyền sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, tăng năng suất lao động, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm, khắc phục tính mùa vụ của nguyên liệu; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tiêu dùng…
Để hỗ trợ kinh phí cho Công ty, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh đã đề nghị Sở Công thương, Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) xem xét, hỗ trợ số tiền 450 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công quốc gia để xây dựng dây chuyền.
Cát Nhiên