Bố Trạch: Phát triển cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao
(QBĐT) - Thời gian qua, chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao có liên kết tiêu thụ trên địa bàn huyện Bố Trạch có chiều hướng gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển trong tình hình mới.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết, đến nay, toàn huyện hiện có 8 cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao với quy mô 1.000-2.000 con lợn/lứa; bao gồm: 1 cơ sở ở xã Trung Trạch, 1 cơ sở ở xã Cự Nẫm, 4 cơ sở ở xã Tây Trạch, 1 cơ sở ở xã Thanh Trạch và 1 cơ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung.
Các mô hình chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo đúng yêu cầu, như: chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát về mùa hè, sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió, xử lý chất thải và chế độ ăn uống bảo đảm chất lượng và bằng hệ thống tự động.
Phần lớn các cơ sở chăn nuôi liên kết chặt chẽ với Tập đoàn C.P Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm sau khi kiểm định chất lượng theo đúng yêu cầu.
Theo đánh giá chung, mô hình chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, thuận lợi cho người nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh môi trường. Mặc dù thị trường biến động nhưng các mô hình chăn nuôi có liên kết vẫn đứng vững và ngày càng mở rộng, phát triển. Tính trung bình, mỗi cơ sở chăn nuôi quy mô 1.000-2.000 lợn thịt/lứa có thu nhập từ 300 triệu đến 600 triệu đồng/năm.
Huyện Bố Trạch tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần giữ ổn định tổng đàn, nâng cao chất lượng đàn, kiểm soát tốt dịch bệnh cho đàn lợn trên địa bàn huyện.
Hương Trà
(QBĐT) - Thời gian qua, chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao có liên kết tiêu thụ trên địa bàn huyện Bố Trạch có chiều hướng gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển trong tình hình mới.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết, đến nay, toàn huyện hiện có 8 cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao với quy mô 1.000-2.000 con lợn/lứa; bao gồm: 1 cơ sở ở xã Trung Trạch, 1 cơ sở ở xã Cự Nẫm, 4 cơ sở ở xã Tây Trạch, 1 cơ sở ở xã Thanh Trạch và 1 cơ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung.
Các mô hình chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo đúng yêu cầu, như: chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát về mùa hè, sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió, xử lý chất thải và chế độ ăn uống bảo đảm chất lượng và bằng hệ thống tự động.
Phần lớn các cơ sở chăn nuôi liên kết chặt chẽ với Tập đoàn C.P Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm sau khi kiểm định chất lượng theo đúng yêu cầu.
Theo đánh giá chung, mô hình chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, thuận lợi cho người nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh môi trường. Mặc dù thị trường biến động nhưng các mô hình chăn nuôi có liên kết vẫn đứng vững và ngày càng mở rộng, phát triển. Tính trung bình, mỗi cơ sở chăn nuôi quy mô 1.000-2.000 lợn thịt/lứa có thu nhập từ 300 triệu đến 600 triệu đồng/năm.
Huyện Bố Trạch tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần giữ ổn định tổng đàn, nâng cao chất lượng đàn, kiểm soát tốt dịch bệnh cho đàn lợn trên địa bàn huyện.
Hương Trà