(QBĐT) - Vụ hè-thu năm nay, huyện Quảng Ninh tiến hành gieo cấy trên diện tích gần 3.336ha lúa với các giống lúa năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn, như: HT1, HN6, DV108, KD18.
Nông dân Quảng Ninh thu hoạch lúa hè-thu.
Nhờ thực hiện tốt công tác chống hạn, phòng trừ sâu bệnh và sự chăm sóc tích cực của bà con nông dân, đến nay, nhiều diện tích lúa trên địa bàn huyện Quảng Ninh sinh trưởng và phát triển tốt, lúa chín đều và đạt năng suất cao.
Theo kết quả thăm đồng từ Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Quảng Ninh, năng suất thu hoạch bình quân toàn huyện đạt 50,1 tạ/ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 16.630 tấn (tăng 1.130 tấn so với vụ hè-thu năm 2019). Nhiều địa phương có năng suất lúa thu hoạch đạt khá, như: xã Lương Ninh (56,5 tạ/ha), xã An Ninh (54,3 tạ/ha), TT. Quán Hàu (54,2 tạ/ha).
Với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân huyện Quảng Ninh đã hợp đồng với các chủ máy gặt đập liên hoàn, huy động nhân lực ra đồng tập trung thu hoạch lúa vụ hè-thu, bảo đảm theo đúng khung lịch thời vụ.
(QBĐT) - Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính là "chìa khóa vàng" để phát triển nông nghiệp bền vững, những năm qua, huyện Quảng Ninh đã tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
(QBĐT) - Ngày 23-10-2017, Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng biện pháp cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Điều đáng nói là sau 2 lần kiểm tra (vào tháng 5-2018 và tháng 11-2019), theo kết luận của EC, việc thực hiện các khuyến nghị nhằm tháo dỡ thẻ vàng và đánh giá hiện trạng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam vẫn chưa tạo đột biến, chưa đủ sức răn đe trong triển khai thực hiện và EC gia hạn áp dụng thẻ vàng để Việt Nam tiếp tục khắc phục.
(QBĐT) - Khoảng 15 năm về trước, các xã miền núi, biên giới huyện Lệ Thủy thực sự là vùng đất xa xôi đối với những người miền xuôi vì ngăn sông cách núi. Nhưng giờ đây, những vùng đất ấy đang xích lại gần hơn nhờ những con đường huyết mạch xuyên qua rừng già, giúp bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.