Khai trương Trung tâm triển lãm hàng Việt chất lượng cao ở Thái Lan

  • 08:08, 24/08/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Việc thành lập Trung tâm triển lãm là cơ hội để giúp doanh nghiệp hai nước gia tăng hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao ở vùng Đông Bắc Thái Lan. (Ảnh: TTXVN phát)
Các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao ở vùng Đông Bắc Thái Lan. (Ảnh: TTXVN phát)
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 23-8, được sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen, Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt toàn Thái Lan đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Triển lãm hàng Việt Nam tại Tổ hợp thương mại VT-Namnueng Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan.
 
Tham dự Lễ khai trương có Tổng lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen Hoàng Ngọc Sơn, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Udon Thani, ông Wanchai Janthorn, và Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt toàn Thái Lan Hồ Văn Lâm cùng đại diện các doanh nhân và kiều bào đang làm ăn, sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan.
 
Phát biểu khai mạc lễ khai trương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt toàn Thái Lan Hồ Văn Lâm nêu rõ việc thành lập Trung tâm triển lãm các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt ở Thái Lan, góp phần giúp cho doanh nhân biết đến Việt Nam nhiều hơn và người tiêu dùng biết đến và sử dụng hàng Việt nhiều hơn.
 
Cũng tại buổi lễ, Tổng lãnh sự Hoàng Ngọc Sơn phát biểu và nhấn mạnh việc khai trương Trung tâm Triển lãm hàng Việt Nam không chỉ là cơ hội để người tiêu dùng ở vùng Đông Bắc Thái Lan tiếp cận được hàng Việt Nam chất lượng tốt, mà còn là cơ hội để giúp doanh nghiệp hai nước gia tăng hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, góp phần từng bước giúp cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan.
 
Tổng lãnh sự Hoàng Ngọc Sơn cũng hy vọng Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt toàn Thái Lan tiếp tục nỗ lực để mở thêm nhiều trung tâm tương tự trong hệ thống siêu thị, tổ hợp và trung tâm thương mại của cộng đồng người Thái gốc Việt tại vùng Đông Bắc Thái Lan cũng như trong các trung tâm, siêu thị của doanh nhân Thái Lan nhằm biến các trung tâm triển lãm hàng Việt Nam thành điểm đến của khách du lịch và đồng thời cũng là nơi mở ra cơ hội giao lưu, hợp tác cho doanh nghiệp hai nước.
Hàng Việt tại Trung tâm triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao ở vùng Đông Bắc Thái Lan. (Ảnh: TTXVN phát)
Hàng Việt tại Trung tâm triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao ở vùng Đông Bắc Thái Lan. (Ảnh: TTXVN phát)
Thay mặt chính quyền sở tại, Phó tỉnh trưởng tỉnh Udon Thani, ông Wanchai Janthorn, đánh giá cao sự đóng góp to lớn của cộng đồng người Thái gốc Việt nói chung và các doanh nhân người Thái gốc Việt nói riêng vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước Thái Lan.
 
Trong vùng Đông Bắc Thái Lan hiện có hơn 70.000 kiều bào người Thái gốc Việt, trong đó có hàng trăm doanh nhân kiều bào thành đạt, nhiều doanh nhân sở hữu chuỗi nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại lớn...
 
Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc củng cố cũng như thành lập mới các trung tâm thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao ở sở tại, thu hút người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn hàng Việt Nam./.
 
Theo Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Khát vọng thoát nghèo của Kim Thủy
Khát vọng thoát nghèo của Kim Thủy

(QBĐT) - Kim Thủy là xã miền núi rẻo cao của huyện Lệ Thủy. Những năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng tại địa phương. Thành quả ấy không chỉ nhờ vào sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách thiết thực mà còn có sự cố gắng nỗ lực, vươn lên thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Nhưng, trong hành trình thoát nghèo ấy, Kim Thủy vẫn còn những khó khăn, thách thức để đích đến với ấm no vơi bớt nhọc nhằn…

Nuôi cá lồng ở xã Duy Ninh: Vẫn còn lắm khó khăn
Nuôi cá lồng ở xã Duy Ninh: Vẫn còn lắm khó khăn

(QBĐT) - Tận dụng nguồn nước của sông Kiến Giang, từ năm 2013, người dân xã Duy Ninh (Quảng Ninh) bắt đầu phát triển nghề nuôi cá lồng. Đến nay, nghề nuôi cá lồng tiếp tục được duy trì và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn về đầu ra sản phẩm, nguồn thức ăn, môi trường nước…

Để "Gà đồi Tuyên Hóa" phát triển thành chuỗi giá trị
Để "Gà đồi Tuyên Hóa" phát triển thành chuỗi giá trị

(QBĐT) - Gà đồi là một trong những nông sản được huyện Tuyên Hóa lựa chọn xây dựng nhãn hiệu và phát triển thành chuỗi giá trị sản phẩm đặc trưng của địa phương. Thế nhưng, để thương hiệu gà đồi Tuyên Hóa phát triển, và quan trọng hơn từ đây mang lại hiệu quả, giá trị cao cho sản phẩm, vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết.