Đại dịch COVID-19 tạo cú hích lớn cho thương mại điện tử toàn cầu

  • 02:08, 31/08/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Đại dịch COVID-19 đã tạo cú hích lớn cho thương mại điện tử, trái ngược với tình cảnh của các nhà bán lẻ truyền thống lớn, vốn đã phải sa thải số lượng lớn nhân viên.
Đại dịch COVID-19 đã tạo cú hích lớn cho thương mại điện tử. (Nguồn: businessinsider.com)
Đại dịch COVID-19 đã tạo cú hích lớn cho thương mại điện tử. (Nguồn: businessinsider.com)
Các biện pháp phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã tạo cú hích lớn cho thương mại điện tử, trái ngược với tình cảnh của các nhà bán lẻ truyền thống lớn, vốn đã phải sa thải số lượng lớn nhân viên do tác động của dịch bệnh.
 
Theo tập đoàn tư vấn Kantar, các số liệu gần đây đã cho thấy sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến.
 
Thương mại điện tử quốc tế đã tăng 41% chỉ trong ba tháng tính đến hết tháng 8/2020, so với mức tăng trưởng 22% dự kiến cho cả năm 2020, giữa bối cảnh dịch COVID-19 đã làm thay đổi các thói quen bán lẻ.
 
Xu hướng này càng được minh chứng khi ngày 18-8 vừa qua, nhà bán lẻ Marks & Spencer Plc (M&S) của Anh thông báo cắt giảm 7.000 nhân viên.
 
Chỉ một vài giờ sau đó, “ông lớn” thương mại điện tử Amazon thông báo đang tuyển dụng 3.500 nhân viên tại Mỹ.
 
Việc M&S cắt giảm nhân lực chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh tại Anh.
 
Chuỗi cửa hàng bách hóa bán lẻ lớn nhất nước này Debenhams cũng thông báo cho nghỉ việc 2.500 nhân viên, trong khi ở chiều ngược lại, chuỗi siêu thị lớn nhất “xứ sở sương mù” Tesco thông báo kiến tạo 16.000 việc làm cố định mới nhằm đáp ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động bán hàng trực tuyến của tập đoàn này.
 
Tại Mỹ, dù không phải là một "tay chơi" thuần về thương mại điện tử, song "đại gia" Walmart cũng đã chuyển sang hướng đi này nhằm hưởng lợi từ sự khởi sắc của hoạt động thương mại điện tử tại thị trường Mỹ.
 
Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Trung Quốc hiện ghi nhận thị phần trung bình của thương mại điện tử tăng từ 8,8% năm 2019 lên 12,4% trong quý 2-2020, theo số liệu của Kantar./.
 
Theo K.Dung (TTXVN/Vietnam+)
 

tin liên quan

Quảng Ninh: Năng suất lúa hè-thu đạt 50,1 tạ/ha
Quảng Ninh: Năng suất lúa hè-thu đạt 50,1 tạ/ha

(QBĐT) - Vụ hè-thu năm nay, huyện Quảng Ninh tiến hành gieo cấy trên diện tích gần 3.336ha lúa với các giống lúa năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn, như: HT1, HN6, DV108, KD18.

 

Quảng Ninh: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Quảng Ninh: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững

(QBĐT) - Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính là "chìa khóa vàng" để phát triển nông nghiệp bền vững, những năm qua, huyện Quảng Ninh đã tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chống khai thác IUU: Vẫn còn nhiều thách thức
Chống khai thác IUU: Vẫn còn nhiều thách thức

(QBĐT) - Ngày 23-10-2017, Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng biện pháp cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Điều đáng nói là sau 2 lần kiểm tra (vào tháng 5-2018 và tháng 11-2019), theo kết luận của EC, việc thực hiện các khuyến nghị nhằm tháo dỡ thẻ vàng và đánh giá hiện trạng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam vẫn chưa tạo đột biến, chưa đủ sức răn đe trong triển khai thực hiện và EC gia hạn áp dụng thẻ vàng để Việt Nam tiếp tục khắc phục.