Bố Trạch: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông thôn

  • 02:08, 23/08/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Để phù hợp với xu thế phát triển và phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, những năm qua, Bố Trạch đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở ra nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế với các ngành nghề dịch vụ, thu hút đầu tư du lịch...
 
Thị trấn Phong Nha là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Bố Trạch đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến nay, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn thị trấn được đầu tư, nâng cấp; dịch vụ du lịch phát triển mạnh; sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa phục vụ du lịch; đồng thời, thị trấn đã chú trọng thực hiện quy hoạch phân khu đô thị-du lịch Phong Nha và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
 
Nếu như trước đây, đời sống của người dân khó khăn do phụ thuộc vào rừng và sản xuất lúa thì nay, cơ bản đã chuyển đổi sang các ngành nghề dịch vụ, phục vụ du lịch… và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhờ đó, đời sống của bà con ổn định và từng bước nâng cao. 
Nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các chuỗi liên kết để tạo ra sản phẩm phục vụ đón khách du lịch đến tham quan, tiêu thụ.
Nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các chuỗi liên kết để tạo ra sản phẩm phục vụ đón khách du lịch đến tham quan, tiêu thụ.
Ông Trần Nam Trung, Bí thư Đảng ủy thị trấn Phong Nha, cho biết: "Toàn thị trấn hiện có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch, trên 100 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 53 khách sạn nhà nghỉ và 58 homestay) với trên 1.000 phòng và 2.151 giường, tăng gần 67% so với năm 2016. Trong đ,ó có 41 homestay xây mới; có 310 lao động trên địa bàn khuân vác hành lý (porter) phục vụ du lịch. Từ năm 2015 đến nay, thị trấn đã đón gần 2,4 triệu lượt khách đến tham quan du lịch; trung bình hàng năm đón trên 50 nghìn lượt khách nước ngoài".
 
Các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn được đưa vào sử dụng có hiệu quả, như: du lịch sinh thái gắn với hoạt động bảo tồn ở suối Nước Moọc, sông Chày-hang Tối, thung lũng Sinh Tồn, thác Gió; du lịch văn hóa sinh thái, thăm các di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng; du lịch mạo hiểm; lễ hội đua thuyền, hội thi cá trắm Sông Son.
 
Từ năm 2015 đến nay, thị trấn đã phối hợp mở 14 lớp đào tạo nghề cho trên 500 học viên về kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật đan mây xiên, tiếng Anh giao tiếp, tiếp thị bán hàng, kỹ thuật pha chế đồ uống...
 
Đến nay, TT. Phong Nha có trên 6.000 người dân trong độ tuổi lao động, phần lớn đều tham gia hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch, như: vận tải hành khách vào tham quan động Phong Nha bằng thuyền, nuôi cá trắm trên sông, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, sản xuất nông sản và buôn bán nhỏ... Chính nhờ vậy, những năm qua, kinh tế-xã hội của TT. Phong Nha đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệuđồng/người/năm. 
 
Để thực hiện phát triển kinh tế, chuyển dịch lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển đúng hướng, những năm qua, thị trấn Hoàn Lão đã phát triển mạnh mẽ các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và sản xuất nông nghiệp toàn diện. Các ngành nghề phi nông nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm đáng kể. Các nghề truyền thống tiếp tục phát triển cả số lượng, quy mô và chất lượng. Một số nghề mới phát triển mạnh, như: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, may mặc, vận tải, chế biến nông sản, chế biến món ăn... 
 
“Trên địa bàn thị trấn hiện có 96 doanh nghiệp tư nhân, tăng 27 doanh nghiệp so với đầu nhiệm kỳ; có 35 tổ thợ xây dựng và 153 cơ sở sản xuất TTCN hoạt động có hiệu quả; thu nhập từ các ngành nghề TTCN chiếm tỷ trọng đáng kể.  Số lao động trên địa bàn thị trấn tham gia đào tạo nghề ngày càng tăng. Trong 5 năm có 1.724 lao động nông nghiệp chuyển sang làm dịch vụ, thương mại, thủ công nghiệp... Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời ,đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng. Thu nhập bình quân đầu người của thị trấn đến nay đạt 52,9 triệu đồng/52,4 triệu đồng theo kế hoạch”, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND thị trấn Hoàn Lão, chia sẻ.
 Bố Trạch phát triển mạnh mẽ các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Bố Trạch phát triển mạnh mẽ các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, phát triển kinh tế ở Bố Trạch hiện vẫn chưa tương xứng với lợi thế của địa bàn du lịch; kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa toàn diện. Một số mô hình sản xuất chưa bền vững; chưa hình thành nhiều các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân; hoạt động du lịch còn mang tính thời vụ. Ý thức của một bộ phận người dân về giữ gìn trật tự trị an và bảo đảm vệ sinh môi trường du lịch còn hạn chế. Đặc biệt, nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch còn thiếu, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn hạn chế...
 
Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, chuyển dịch lao động phù hợp phát triển ngành nghề dịch vụ, du lịch là mục tiêu, chiến lược của Bố Trạch nhằm giải quyết việc làm bền vững cho lao động. Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục có chính sách đầu tư, khuyến khích đối với người dân phát triển ngành nghề nông thôn, dịch vụ, du lịch… Trong đó, huyện sẽ phối hợp để mở các lớp đào tạo nghề, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề bằng các biện pháp, như: điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và có chính sách hỗ trợ khuyến khích cho người dân đầu tư chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên.
 
Về phát triển du lịch, huyện tiếp tục chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức. Cùng với đó, để thu hút du khách, huyện vận động nhân dân tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; xây dựng nếp sống văn minh, thượng tôn pháp luật, có ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các điểm du lịch. Huyện cũng đẩy mạnh hỗ trợ các mô hình sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết để tạo ra sản phẩm phục vụ đón khách du lịch đến tham quan, tiêu thụ. Hiện, huyện đang tập trung các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, như: bưởi da xanh, dưa, sâm Bố Chính, dổi lấy hạt, sen và khôi phục sản phẩm môn tầng, môn trứng, khoai và xây dựng vườn cây ăn quả kiểu mẫu.
 
Đồng thời, huyện sẽ tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm và nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch để chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ, làm ảnh hưởng chung đến sự phát triển của địa phương...
 
“Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông thôn, đáp ứng được mục tiêu phát triển của địa phương, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Bố Trạch vẫn còn nhiều việc phải làm với hoạch định dài hơi; trong đó rất cần và phụ thuộc vào sự hợp tác, chung tay của người dân trên địa bàn", Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ thêm.
                                                                                   Hương Trà                                 

tin liên quan

ATTP trong nuôi trồng, khai thác thủy sản: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức
ATTP trong nuôi trồng, khai thác thủy sản: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức
(QBĐT) - Mặc dù trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên, việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và ý thức chấp hành của các tàu cá, doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản…
 
Đa dạng hình thức nuôi tôm càng xanh
Đa dạng hình thức nuôi tôm càng xanh

(QBĐT) - Năm 2018 và 2019, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã đưa giống tôm càng xanh về nuôi thử nghiệm với nhiều hình thức như nuôi bán thâm canh trong ao đất, nuôi trên đất lúa chuyển đổi vùng nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả. Qua những mô hình trên đã khẳng định được tôm càng xanh thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tỉnh ta, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Lệ Thủy: Năng suất lúa vụ hè-thu ước đạt 44,13 ta/ha
Lệ Thủy: Năng suất lúa vụ hè-thu ước đạt 44,13 ta/ha

(QBĐT) - Theo thống kê ban đầu, năng suất lúa toàn huyện Lệ Thuỷ năm nay ước đạt 44,13 ta/ha, tăng 5,63 tạ/ha so với vụ năm ngoái.