Nông dân Minh Hóa được mùa mật ong

  • 08:06, 13/06/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thời điểm này, nông dân nuôi ong ở huyện Minh Hóa đang bước vào vụ thu hoạch rộ với những tín hiệu vui, chất lượng và năng suất mật ong đều đạt cao hơn những năm trước.
 
Theo nhiều người nuôi ong lấy mật ở huyện Minh Hóa, vụ ong năm nay được mùa nhờ thời tiết thuận lợi, nhiều loại cây rừng phát triển tốt, cho hoa nhiều, nguồn thức ăn của ong rất dồi dào, cho chất lượng mật tốt, năng suất cao.
 
Ông Đinh Long, ở xã Xuân Hóa, hiện đang nuôi 70 đàn ong, cho biết, trong đợt thu hoạch vừa qua, 70 đàn ong của gia đình ông cho 120 lít mật ong, thu về hơn 15 triệu đồng. Tính ra, từ đầu vụ đến nay, gia đình ông Long đã có nguồn thu nhập trên 50 triệu đồng nhờ bán mật ong. Chưa kể, ông Long còn có nguồn thu nhập từ bán ong giống và tư vấn kỹ thuật, chăm sóc ong...
 
Cũng theo ông Long, bình quân mỗi đàn ong có thể cho 20 lít mật/vụ. Tuy nhiên, vụ ong năm nay, nhiều đàn ong của gia đình ông có thể cho từ 25 đến 30 lít mật, thậm chí có đàn cho đến 40 lít. 
Bình quân mỗi đàn ong có thể cho 20 lít mật/vụ.
Bình quân mỗi đàn ong có thể cho 20 lít mật/vụ.
Bà Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa cho biết, mặc dù năm nay là vụ đầu tiên người dân xã Trọng Hóa (đa số là bà con người Khùa, người Mày) tiếp cận với nghề nuôi ong lấy mật nhưng họ cũng đã có một vụ mật bội thu. Hiện toàn xã Trọng Hóa có 25 hộ nuôi với 125 đàn ong. Từ đầu vụ đến nay, trung bình mỗi tháng bà con trên địa bàn xã Trọng Hóa thu được trên 100 lít mật. Nhiều hộ đã bắt đầu có thu nhập khá từ nghề nuôi ong lấy mật, như: Hồ Đeng, Hồ Khăm ở bản Ka In; Hồ Đam, Hồ Lai ở bản Hưng…
 
Theo thống kê của UBND huyện Minh Hóa, hiện nay, toàn huyện đã phát triển trên 3.000 đàn ong. Các địa phương, như: Xuân Hóa, Trung Hóa, Minh Hóa, Hóa Hợp, có phong trào nuôi ong phát triển mạnh, bình quân mỗi hộ cho thu nhập từ 50-120 triệu đồng/năm.
 
Tuy nhiên, theo phản ánh của bà con nông dân, vụ ong năm nay tuy được mùa nhưng tiêu thụ vẫn rất khó khăn, giá cả chỉ dừng lại ở mức 170 nghìn đồng/lít, thấp hơn rất nhiều so với mật ong rừng. Nhiều địa phương trên địa bàn huyện Minh Hóa có lợi thế về đồi núi đều phát triển nghề nuôi ong lấy mật, nhưng khâu tiêu thụ vẫn là bài toán “khó giải” lâu nay.
 
Nhiều hộ nuôi ong thu hoạch mật rồi bán lẻ từng chai qua các mối quen giới thiệu mà không có thị trường ổn định nên việc duy trì cũng trở nên bấp bênh và kém hiệu quả.Vì vậy, việc cần thiết nhất hiện vẫn là xây dựng  một kênh tiêu thụ ổn định cho mật ong Minh Hóa, góp phần nâng cao giá trị mật ong và giúp bà con yên tâm nuôi ong lấy mật.
 
Lâm An

tin liên quan

Thu hút, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả 14 dự án ODA
Thu hút, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả 14 dự án ODA

(QBĐT) - Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các nhà tài trợ, từ năm 2016 đến nay, Quảng Bình đã thu hút, vận động và tiếp nhận 14 dự án ODA với tổng số vốn đầu tư cam kết hơn 230 triệu USD, trong đó, vốn ODA 186,774 triệu USD và vốn đối ứng 43,227 triệu USD.

Đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu với "giặc lửa"
Đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu với "giặc lửa"
(QBĐT) - Thời điểm này, các khu vực rừng ở huyện miền núi Minh Hóa đang bước vào cao điểm nắng nóng kéo dài, vì thế nguy cơ cháy rừng luôn ở mức "nguy hiểm", thậm chí nhiều ngày ở mức "cực kỳ nguy hiểm". Trước tình hình đó, các lực lượng bảo vệ rừng, các đơn vị vũ trang trên địa bàn huyện luôn trong tình huống đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu trước "giặc lửa".
Hải Ninh "nước rút" về đích nông thôn mới
Hải Ninh "nước rút" về đích nông thôn mới
(QBĐT) - Là một trong 2 địa phương được huyện Quảng Ninh chọn về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2020, xã Hải Ninh đang tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.