Dự ước tổng dư nợ 6 tháng đầu năm cho vay phát triển kinh tế đạt 55.960 tỷ đồng

  • 06:06, 14/06/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Quảng Bình đã tích cực chỉ đạo và các tổ chức tín dụng (TCTD) đã triển khai thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Qua đó, đã giúp cho các TCTD thực hiện có hiệu quả chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Khách hàng đến giao dịch gửi tiền tiết kiệm và vay tiền phát triển kinh tế ở TCTD xã, phường.
Khách hàng đến giao dịch gửi tiền tiết kiệm và vay tiền phát triển kinh tế ở TCTD xã, phường.

Cụ thể, NHNN Chi nhánh Quảng Bình đã chỉ đạo và yêu cầu các TCTD thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các TCTD, trong đó chú trọng kiểm soát chặt chẽ hoạt động liên quan ngoại tệ, vàng, đảm bảo trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, ngoại hối ở địa bàn.

Trên cơ sở chỉ đạo đó, các ngân hàng trên địa bàn đã chủ động hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình xử lý các đề nghị tháo gỡ khó khăn về hoạt động vay vốn.

Tính đến hết tháng 5-2020, tổng dư nợ cho vay ước đạt 55.260 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 19.436 tỷ đồng; dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 3.240 tỷ đồng; doanh số cho vay mới 2.270 khách hàng với 5.529 tỷ đồng.

Đánh giá chung, các TCTD trên địa bàn đã chấp hành nghiêm túc quy định lãi suất. Tính đến hết tháng 5-2020, lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,1 - 0,2% đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 01 tháng; từ 4,0 - 4,25%/năm đối với tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; từ 4,9 - 7,0%/năm đối với tiền gửi từ 6 tháng đến dưới 12 tháng và đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên là từ 6,3 - 7,5%/năm.

Hiện mức cho vay ngắn hạn phổ biến từ 4,5% - 5,0%/năm và từ 8,5 - 9,0%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường từ 6,5 - 8,5% và từ 8,5 - 11%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn.

Đáng chú ý, thực hiện chính sách giảm lãi suất cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng thương mại Nhà nước giảm từ 0,5 - 2,0%/năm và ngân hàng thương mại cổ phần giảm từ 0,5 - 1,5%/năm.

Về nguồn vốn huy động tính đến hết tháng 5-2020, tổng số nguồn vốn huy động của các TCTD ước đạt 43.810 tỷ đồng, tăng 2,8% so với đầu năm và tăng gần 13% so cùng kỳ năm trước. Dự ước đến hết tháng 6-2020, tổng nguồn vốn huy động đạt 44.900 tỷ đồng, tăng 12,1% so cùng kỳ và tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước; dự ước dư nợ đạt 55.960 tỷ đồng, tăng 7,6% so cùng kỳ và tăng 0,7% so đầu năm.
                                                

                                Đ.T

tin liên quan

Phấn đấu được mùa vụ hè-thu
Phấn đấu được mùa vụ hè-thu
(QBĐT) - Sau khi hoàn thành vụ đông-xuân, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt tay  vào sản xuất vụ hè-thu, bảo đảm đúng kế hoạch đề ra.
 
Nông dân Minh Hóa được mùa mật ong
Nông dân Minh Hóa được mùa mật ong
(QBĐT) - Thời điểm này, nông dân nuôi ong ở huyện Minh Hóa đang bước vào vụ thu hoạch rộ với những tín hiệu vui, chất lượng và năng suất mật ong đều đạt cao hơn những năm trước.
 
Thu hút, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả 14 dự án ODA
Thu hút, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả 14 dự án ODA

(QBĐT) - Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các nhà tài trợ, từ năm 2016 đến nay, Quảng Bình đã thu hút, vận động và tiếp nhận 14 dự án ODA với tổng số vốn đầu tư cam kết hơn 230 triệu USD, trong đó, vốn ODA 186,774 triệu USD và vốn đối ứng 43,227 triệu USD.