Tỷ lệ sử dụng tiền mặt tại Việt Nam giảm do thanh toán kỹ thuật số

  • 03:05, 22/05/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo kết quả khảo sát của Visa, 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt trong 12 tháng tới.
Hiện nhiều khách hàng đã bắt đầu quen với việc mua sắm online. (Ảnh: CTV)
Hiện nhiều khách hàng đã bắt đầu quen với việc mua sắm online. (Ảnh: CTV)
Một khảo sát mới được ủy quyền bởi Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, đã ghi nhận người tiêu dùng Việt Nam giảm sử dụng tiền mặt do tăng cường thanh toán kỹ thuật số qua các công nghệ thanh toán mới như thanh toán thẻ không tiếp xúc, thanh toán trên các thiết bị di động và thương mại điện tử.  
 
Theo kết quả khảo sát, 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng cường thanh toán không tiền mặt trong 12 tháng tới. Đối với nhóm người dùng mang theo ít tiền mặt, lý do chính là vì ngày càng có nhiều nơi chấp nhận thanh toán không tiền mặt.
 
Những xu hướng này cũng được thể hiện rõ hơn qua các số liệu từ VisaNet, mạng lưới xử lý thanh toán tiên tiến của Visa, với tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Visa tăng 39% so với cùng kỳ năm 2019 và tổng số giao dịch tăng 54%.
 
Một trong những công nghệ mới quan trọng được khảo sát là thanh toán không tiếp xúc-phương thức thanh toán mà người dùng chỉ cần chạm thẻ, điện thoại hoặc các thiết bị đeo vào máy thanh toán POS để thực hiện thanh toán.
 
Hiện tại, có 37% người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc tại Việt Nam và có đến 42% người tiêu dùng thực hiện thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động. Đối với nhóm sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc, có 85% người thanh toán 1 lần/tuần hoặc nhiều hơn.
 
Cũng tại kết quả khảo sát, 84% người dùng cảm thấy thông tin cá nhân của họ được bảo đảm an toàn khi thanh toán qua điện thoại di động. Lượt thanh toán không tiếp xúc trên điện thoại di động, mã QR và thương mại điện tử đều tăng so với các năm trước đã chứng minh mức độ tín nhiệm cao từ phía người tiêu dùng.
 
Khảo sát cũng cho thấy các công nghệ thanh toán mới đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, với 82% người tiêu dùng Việt Nam cho biết quan tâm đến phương thức thanh toán sinh trắc học, chẳng hạn như sử dụng dấu vân tay hoặc xác thực bằng giọng nói để hoàn thành giao dịch, trong khi 81% người dùng quan tâm đến thanh toán thông qua ngân hàng số.
 
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào chia sẻ: "Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu các công nghệ thanh toán tiên tiến đến thị trường Việt Nam đồng thời hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để đảm bảo rằng lợi ích của các công nghệ này được truyền đạt rõ ràng đến người tiêu dùng. Đây là khoảng thời gian bùng nổ thương mại tại thị trường Việt Nam và chúng tôi mong muốn được đóng góp vào lộ trình hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước."
Theo Thúy Hà (Vietnam+)

tin liên quan

Minh Hóa: Bảo đảm nguồn nước cho vụ sản xuất hè-thu
Minh Hóa: Bảo đảm nguồn nước cho vụ sản xuất hè-thu

(QBĐT) - Ông Đinh Gia Tuyết, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Minh Hóa cho biết, vụ sản xuất hè-thu năm 2020 diễn ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng, dự báo nguy cơ khô hạn, thiếu nước có thể xảy ra, do đó, Phòng đã có văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn về cơ cấu giống cây trồng và lịch thời vụ để bà con thực hiện.

Mùa sim chín ven sông
Mùa sim chín ven sông

(QBĐT) - Nằm dọc bên bờ sông Son, xã Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) không chỉ yên bình với cây đa, bến nước, từ lâu, người dân nơi đây còn được sở hữu đặc sản từ cây sim trên diện tích đất đồi khá rộng lớn. Ngày nay, cây sim được nhiều người ưa chuộng với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt, quả sim chín còn được ghi nhận như một dược liệu có tác dụng chữa bệnh khi sử dụng đúng cách.

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn Quảng Bình đạt 31,3 triệu đồng/người/năm
Thu nhập bình quân khu vực nông thôn Quảng Bình đạt 31,3 triệu đồng/người/năm

(QBĐT) - Để nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao…