![]() |
Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng vụ đông-xuân
(QBĐT) - Vụ đông-xuân 2019-2020, toàn tỉnh hoàn thành gieo cấy 29.613ha lúa, đạt 104% kế hoạch; một số cây trồng khác, như: ngô, lạc, sắn, khoai lang, đậu đỗ và rau các loại gieo trồng đạt từ 66-98% kế hoạch. Hiện tại, diện tích lúa trà đầu giai đoạn chín sáp-thu hoạch, trà chín vụ, trà muộn chín sữa; các loại cây trồng đang giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết thất thường, nhiều diện tích cây trồng bị nhiễm sâu bệnh và chuột hại.
Qua kiểm tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tại nhiều đồng ruộng của các địa phương trong tỉnh, một số loại sâu bệnh hại lúa đã phá hại trên diện rộng, như: 930ha nhiễm sâu cuốn lá nhỏ; 856ha nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng; 972ha bị bệnh khô vằn; 276ha bị bệnh đạo ôn cổ bông; 608ha bị chuột hại…
Các địa phương, như: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, có diện tích lúa đông-xuân bị nhiễm sâu bệnh và chuột phá hại nhiều nhất. Trong đó, huyện Lệ Thủy có 218 ha bị chuột hại, 230 ha bị sâu cuốn lá nhỏ, 500 ha nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, 381ha bị bệnh khô vằn, 146 ha nhiễm đạo ôn cổ bông. Các địa phương khác, như: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, TX. Ba Đồn cũng đã xuất hiện và gia tăng diện tích nhiễm các loại sâu bệnh hại trên cây lúa.
Ngoài ra, sâu bệnh hại còn gây ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác, như: sâu keo mùa thu phá hại trên cây ngô; bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng trên cây lạc; sâu ăn lá trên rau...
Ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, hiện tại, một số địa phương đã thu hoạch lúa trà đầu với diện tích gần 500 ha; trà lúa chính vụ đang giai đoạn chín sữa, chín sáp và 900 ha trà muộn ở huyện Lệ Thủy đang giai đoạn làm đòng. Ngành nông nghiệp cũng đã tập trung hướng dẫn các địa phương trong tỉnh và đơn vị chức năng liên quan nắm chắc diễn biến tình hình sâu bệnh trên cây trồng; đồng thời triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, chuột, rầy, bệnh đạo ôn hại lúa và sâu bệnh hại trên cây trồng khác ở những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao.
Theo dự báo, từ nay đến cuối vụ, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại lúa sẽ có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương; sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng trên trà muộn; bệnh đạo ôn cổ bông sẽ gây hại nặng trên những vùng lúa trước đây nhiễm đạo ôn lá, chủ yếu trên các giống nhiễm, như: Đài thơm 8, TBR225, TBR1... Do đó, Chi cục khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động và tăng cường kiểm tra đồng ruộng, đồng thời, tập trung phòng trừ các loại sâu bệnh và chuột hại theo hướng dẫn của cơ quan, cán bộ chuyên môn nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất.
Ngọc Lan
(QBĐT) - Vụ đông-xuân 2019-2020, toàn tỉnh hoàn thành gieo cấy 29.613ha lúa, đạt 104% kế hoạch; một số cây trồng khác, như: ngô, lạc, sắn, khoai lang, đậu đỗ và rau các loại gieo trồng đạt từ 66-98% kế hoạch. Hiện tại, diện tích lúa trà đầu giai đoạn chín sáp-thu hoạch, trà chín vụ, trà muộn chín sữa; các loại cây trồng đang giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết thất thường, nhiều diện tích cây trồng bị nhiễm sâu bệnh và chuột hại.
Qua kiểm tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tại nhiều đồng ruộng của các địa phương trong tỉnh, một số loại sâu bệnh hại lúa đã phá hại trên diện rộng, như: 930ha nhiễm sâu cuốn lá nhỏ; 856ha nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng; 972ha bị bệnh khô vằn; 276ha bị bệnh đạo ôn cổ bông; 608ha bị chuột hại…
Các địa phương, như: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, có diện tích lúa đông-xuân bị nhiễm sâu bệnh và chuột phá hại nhiều nhất. Trong đó, huyện Lệ Thủy có 218 ha bị chuột hại, 230 ha bị sâu cuốn lá nhỏ, 500 ha nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, 381ha bị bệnh khô vằn, 146 ha nhiễm đạo ôn cổ bông. Các địa phương khác, như: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, TX. Ba Đồn cũng đã xuất hiện và gia tăng diện tích nhiễm các loại sâu bệnh hại trên cây lúa.
Ngoài ra, sâu bệnh hại còn gây ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác, như: sâu keo mùa thu phá hại trên cây ngô; bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng trên cây lạc; sâu ăn lá trên rau...
Ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, hiện tại, một số địa phương đã thu hoạch lúa trà đầu với diện tích gần 500 ha; trà lúa chính vụ đang giai đoạn chín sữa, chín sáp và 900 ha trà muộn ở huyện Lệ Thủy đang giai đoạn làm đòng. Ngành nông nghiệp cũng đã tập trung hướng dẫn các địa phương trong tỉnh và đơn vị chức năng liên quan nắm chắc diễn biến tình hình sâu bệnh trên cây trồng; đồng thời triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, chuột, rầy, bệnh đạo ôn hại lúa và sâu bệnh hại trên cây trồng khác ở những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao.
Theo dự báo, từ nay đến cuối vụ, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại lúa sẽ có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương; sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng trên trà muộn; bệnh đạo ôn cổ bông sẽ gây hại nặng trên những vùng lúa trước đây nhiễm đạo ôn lá, chủ yếu trên các giống nhiễm, như: Đài thơm 8, TBR225, TBR1... Do đó, Chi cục khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động và tăng cường kiểm tra đồng ruộng, đồng thời, tập trung phòng trừ các loại sâu bệnh và chuột hại theo hướng dẫn của cơ quan, cán bộ chuyên môn nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất.
Ngọc Lan