![]() |
Chuyện người lắp camera... nuôi lợn!
(QBĐT) - Những năm qua, kinh tế trang trại được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bố Trạch quan tâm phát triển. Điển hình có anh Nguyễn Văn Hoàng (SN 1982), thôn Gia Tịnh, thị trấn Phong Nha với mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vốn là con nhà nông, sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Hoàng bôn ba làm đủ mọi nghề để kiếm sống, đến năm 2004, anh xây dựng gia đình. Cũng như nhiều hộ khác trong vùng, ban đầu vợ chồng anh chỉ chăn nuôi vài con lợn, con gà và làm ruộng, thu nhập ít ỏi nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Quyết tâm thoát nghèo, anh Hoàng quyết định phát triển chăn nuôi theo cách của riêng mình.
Xác định muốn chăn nuôi lớn phải có không gian rộng, cách xa khu dân cư, năm 2008, vợ chồng anh mạnh dạn vay tiền của người thân và ngân hàng để mua gần 5ha đất rừng trồng keo kết hợp với chăn nuôi lợn, gà, dê và thuê thêm 3,5 ha đất để nuôi cá. Thời gian đầu do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm lại chưa tiếp cận với các cơ sở cung ứng giống và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mô hình trang trại của gia đình anh gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, thiên tai lại phá hoại toàn bộ tài sản, vợ chồng anh phải gửi con cho ông bà để vào Nam tìm việc.
Sau hai năm tích cóp được ít vốn, vợ chồng anh quyết định về quê vay mượn thêm và quyết tâm xây dựng lại trang trại. Anh đã chủ động tìm tòi, học tập kinh nghiệm tại các mô hình kinh tế trong, ngoài tỉnh và trên báo, đài để nâng cao tay nghề. Lần này, anh Hoàng tập trung đầu tư chăn nuôi lợn thịt. Để chủ động nguồn con giống cho trang trại gia đình mình, đồng thời, đáp ứng nhu cầu lợn giống cho bà con địa phương, anh Hoàng đã vay vốn để đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tập trung. Trên diện tích khoảng 3ha đất đồi, anh Hoàng đã xây dựng hệ thống chuồng trại liên hoàn, bao gồm các khu nuôi lợn nái sinh sản và khu nuôi lợn con. Mỗi khu chuồng trại đều được lắp camera để theo dõi tình hình phát triển, thay đổi sức khỏe của đàn lợn.
Chia sẻ bí quyết chăn nuôi, anh Hoàng cho biết: "Định kỳ hàng tháng, tôi tiến hành phun thuốc khử khuẩn 2 lần bảo đảm cho chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được giữ vệ sinh, sạch mầm bệnh. Nguồn thức ăn chủ yếu là các loại ngô, lúa được thu mua của các bà con trong vùng”. Nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín và tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm phòng nên đàn lợn phát triển tốt, ít dịch bệnh. Từ 27 con lợn nái và 1 con lợn đực giống ngoại, mỗi năm, anh tiến hành nhân giống và xuất bán được gần 500 con lợn giống cho thị trường trong và ngoài huyện.
Thành công với mô hình chăn nuôi lợn nái, anh Hoàng tiếp tục đầu tư chăn nuôi gà thịt, dê, bò, cá… Với sự nhạy bén, năng động, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đến nay, anh Hoàng đã xây dựng được trang trại rộng hơn 8ha để chăn nuôi bò, lợn thịt, lợn rừng, lợn nái, dê, gà, cá... và 3,8 ha rừng thông lấy nhựa. Trừ chi phí, mỗi năm lợi nhuận từ trang trại đem lại cho gia đình anh trên 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4 lao động địa phương với thu nhập 4-5 triệu/tháng.
Bản thân anh Hoàng luôn chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ nông dân có nhu cầu trên địa bàn xã, động viên bà con tích cực lao động sản xuất, phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế.
Ông Phan Thanh Luân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phong Nha cho biết, mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Văn Hoàng là điển hình của thị trấn, có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các hội viên và nhân dân. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Văn Hoàng còn là người đi đầu trong phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới ở địa phương, là địa chỉ để nhiều người đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.
Phạm Hà
(QBĐT) - Những năm qua, kinh tế trang trại được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bố Trạch quan tâm phát triển. Điển hình có anh Nguyễn Văn Hoàng (SN 1982), thôn Gia Tịnh, thị trấn Phong Nha với mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vốn là con nhà nông, sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Hoàng bôn ba làm đủ mọi nghề để kiếm sống, đến năm 2004, anh xây dựng gia đình. Cũng như nhiều hộ khác trong vùng, ban đầu vợ chồng anh chỉ chăn nuôi vài con lợn, con gà và làm ruộng, thu nhập ít ỏi nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Quyết tâm thoát nghèo, anh Hoàng quyết định phát triển chăn nuôi theo cách của riêng mình.
Xác định muốn chăn nuôi lớn phải có không gian rộng, cách xa khu dân cư, năm 2008, vợ chồng anh mạnh dạn vay tiền của người thân và ngân hàng để mua gần 5ha đất rừng trồng keo kết hợp với chăn nuôi lợn, gà, dê và thuê thêm 3,5 ha đất để nuôi cá. Thời gian đầu do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm lại chưa tiếp cận với các cơ sở cung ứng giống và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mô hình trang trại của gia đình anh gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, thiên tai lại phá hoại toàn bộ tài sản, vợ chồng anh phải gửi con cho ông bà để vào Nam tìm việc.
Sau hai năm tích cóp được ít vốn, vợ chồng anh quyết định về quê vay mượn thêm và quyết tâm xây dựng lại trang trại. Anh đã chủ động tìm tòi, học tập kinh nghiệm tại các mô hình kinh tế trong, ngoài tỉnh và trên báo, đài để nâng cao tay nghề. Lần này, anh Hoàng tập trung đầu tư chăn nuôi lợn thịt. Để chủ động nguồn con giống cho trang trại gia đình mình, đồng thời, đáp ứng nhu cầu lợn giống cho bà con địa phương, anh Hoàng đã vay vốn để đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tập trung. Trên diện tích khoảng 3ha đất đồi, anh Hoàng đã xây dựng hệ thống chuồng trại liên hoàn, bao gồm các khu nuôi lợn nái sinh sản và khu nuôi lợn con. Mỗi khu chuồng trại đều được lắp camera để theo dõi tình hình phát triển, thay đổi sức khỏe của đàn lợn.
Chia sẻ bí quyết chăn nuôi, anh Hoàng cho biết: "Định kỳ hàng tháng, tôi tiến hành phun thuốc khử khuẩn 2 lần bảo đảm cho chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được giữ vệ sinh, sạch mầm bệnh. Nguồn thức ăn chủ yếu là các loại ngô, lúa được thu mua của các bà con trong vùng”. Nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín và tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm phòng nên đàn lợn phát triển tốt, ít dịch bệnh. Từ 27 con lợn nái và 1 con lợn đực giống ngoại, mỗi năm, anh tiến hành nhân giống và xuất bán được gần 500 con lợn giống cho thị trường trong và ngoài huyện.
Thành công với mô hình chăn nuôi lợn nái, anh Hoàng tiếp tục đầu tư chăn nuôi gà thịt, dê, bò, cá… Với sự nhạy bén, năng động, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đến nay, anh Hoàng đã xây dựng được trang trại rộng hơn 8ha để chăn nuôi bò, lợn thịt, lợn rừng, lợn nái, dê, gà, cá... và 3,8 ha rừng thông lấy nhựa. Trừ chi phí, mỗi năm lợi nhuận từ trang trại đem lại cho gia đình anh trên 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4 lao động địa phương với thu nhập 4-5 triệu/tháng.
Bản thân anh Hoàng luôn chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ nông dân có nhu cầu trên địa bàn xã, động viên bà con tích cực lao động sản xuất, phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế.
Ông Phan Thanh Luân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phong Nha cho biết, mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Văn Hoàng là điển hình của thị trấn, có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các hội viên và nhân dân. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Văn Hoàng còn là người đi đầu trong phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới ở địa phương, là địa chỉ để nhiều người đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.
Phạm Hà