![]() |
Phát huy nguồn lực tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế-xã hội
(QBĐT) - Được hình thành qua hàng trăm triệu năm, các loại khoáng sản luôn được xem là "quà tặng" quý giá của thiên nhiên dành cho con người để góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 120 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, chủ yếu các đơn vị, cá nhân khai thác: nguyên liệu xây dựng thông thường (đá, cát, sạn...), nguyên liệu sản xuất xi măng (đá vôi, đá sét, laterit...), nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ (đất sét), sắt, titan...
Nhìn chung, công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản được các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định. Đây là cơ sở để quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh, đồng thời chủ động cấp phép thăm dò, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống xã hội. Năm 2019, ngành chức năng đã tiếp nhận, thẩm định 98 hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản (hiện đã giải quyết 88/98 hồ sơ, 10 hồ sơ đang giải quyết trong thời hạn quy định); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 39 tỷ đồng; xử lý vi phạm hành chính 381 trường hợp với số tiền trên 2,3 tỷ đồng...
Cũng trong năm 2019, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên 131 tỷ đồng, bao gồm: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp... Không chỉ khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản đã có những hành động thiết thực nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, như: bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 15 tỷ đồng, sử dụng 1.887 lao động tại chỗ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trị giá trên 10 tỷ đồng, ủng hộ và đầu tư xây dựng công trình công cộng trên 19 tỷ đồng...
Để khoáng sản là động lực phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, các ngành chức năng từ tỉnh đến địa phương tăng cường hơn nữa các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác khai khoáng, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời tích cực bảo vệ các loại khoáng sản chưa khai thác để làm “của để dành” cho các thế hệ mai sau.
Theo đó, ngoài việc nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, các địa phương, đơn vị nên xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; phát huy chức năng giám sát của cộng đồng dân cư; kiểm tra nguồn gốc của các loại khoáng sản trong xây dựng các công trình; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường; quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông; quy định rõ nguồn, mức điều tiết kinh phí hỗ trợ địa phương nơi có khoáng sản được khai thác để phát triển kinh tế-xã hội...
Trần Minh Văn
(QBĐT) - Được hình thành qua hàng trăm triệu năm, các loại khoáng sản luôn được xem là "quà tặng" quý giá của thiên nhiên dành cho con người để góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 120 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, chủ yếu các đơn vị, cá nhân khai thác: nguyên liệu xây dựng thông thường (đá, cát, sạn...), nguyên liệu sản xuất xi măng (đá vôi, đá sét, laterit...), nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ (đất sét), sắt, titan...
Nhìn chung, công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản được các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định. Đây là cơ sở để quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh, đồng thời chủ động cấp phép thăm dò, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống xã hội. Năm 2019, ngành chức năng đã tiếp nhận, thẩm định 98 hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản (hiện đã giải quyết 88/98 hồ sơ, 10 hồ sơ đang giải quyết trong thời hạn quy định); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 39 tỷ đồng; xử lý vi phạm hành chính 381 trường hợp với số tiền trên 2,3 tỷ đồng...
Cũng trong năm 2019, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên 131 tỷ đồng, bao gồm: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp... Không chỉ khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản đã có những hành động thiết thực nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, như: bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 15 tỷ đồng, sử dụng 1.887 lao động tại chỗ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trị giá trên 10 tỷ đồng, ủng hộ và đầu tư xây dựng công trình công cộng trên 19 tỷ đồng...
Để khoáng sản là động lực phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, các ngành chức năng từ tỉnh đến địa phương tăng cường hơn nữa các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác khai khoáng, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời tích cực bảo vệ các loại khoáng sản chưa khai thác để làm “của để dành” cho các thế hệ mai sau.
Theo đó, ngoài việc nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, các địa phương, đơn vị nên xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; phát huy chức năng giám sát của cộng đồng dân cư; kiểm tra nguồn gốc của các loại khoáng sản trong xây dựng các công trình; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường; quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông; quy định rõ nguồn, mức điều tiết kinh phí hỗ trợ địa phương nơi có khoáng sản được khai thác để phát triển kinh tế-xã hội...
Trần Minh Văn