Minh Hóa: Tập trung giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm

  • 09:02, 18/02/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU, ngày 13-7-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Thời gian qua, nhiều hộ dân Minh Hóa có việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, nhiều hộ dân Minh Hóa có việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, huyện Minh Hóa đã ban hành nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó, xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung mọi nguồn lực đầu tư. Hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, huyện giao chỉ tiêu giảm nghèo cho từng xã và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án để tổ chức thực hiện. Đồng thời, huyện hỗ trợ về sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập trung đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.
 
Đến nay, huyện đã tổ chức 27 lớp nghề đào tạo với 905 lao động tham gia, hơn 8.000 lao động được giải quyết việc làm, gần 200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trên 2.700 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn với số tiền trên 90 tỷ đồng để thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và mở rộng quy mô sản xuất, trong đó có 712 hộ đã thoát nghèo. Từ nguồn vốn hỗ trợ, huyện đã phân bổ trên 167 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho các thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn…Hiện tỷ lệ hộ nghèo huyện giảm từ 44,12% năm 2016 xuống còn 18,34% cuối năm 2019. 
 
Năm 2020, huyện sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo; khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để cuối năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 13,34%.
 
Tiến Mạnh  
Đài TT - TH Minh Hóa

tin liên quan

Hải quan cửa khẩu Cà Roòng: Vượt lên khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hải quan cửa khẩu Cà Roòng: Vượt lên khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

(QBĐT) - Cửa khẩu Cà Roòng là cửa khẩu phụ, đóng trên địa bàn xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Những năm gần đây, hầu như không có hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, người và phương tiện qua lại rất ít, chủ yếu là cư dân biên giới hai bên Việt- Lào qua lại thăm thân lẫn nhau.

Chanh tứ mùa và những kỳ vọng bước đầu
Chanh tứ mùa và những kỳ vọng bước đầu

(QBĐT) - Thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã chủ động chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng. Tiêu biểu là mô hình trồng chanh tứ mùa của anh Lê Quang Hoản ở thôn Sen Thượng 1, xã Sen Thủy.

Bố Trạch: Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu
Bố Trạch: Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu
(QBĐT) - Những năm qua, cây hồ tiêu được xác định là một trong những cây trồng chủ lực trên vùng gò đồi của huyện Bố Trạch. Hiện nay, chính quyền địa phương đang chỉ đạo bà con duy trì ổn định diện tích, đồng thời, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng của sản phẩm.