Bố Trạch: Phát triển mô hình chăn nuôi dê

  • 10:01, 09/01/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Hiện nay, ở huyện Bố Trạch xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi mới góp phần đa dạng hóa vật nuôi trên địa bàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình có mô hình nuôi dê thương phẩm gắn với phát triển du lịch sinh thái ở xã Xuân Trạch.
Mô hình nuôi dê thương phẩm của các hộ dân ở xã Xuân Trạch
Mô hình nuôi dê thương phẩm của các hộ dân ở xã Xuân Trạch
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên ở vùng núi, những năm qua, xã Xuân Trạch đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển đàn dê.
 
7/10 thôn của xã có mô hình chăn nuôi dê với 16 hộ nuôi, tổng đàn hơn 400 con. Trong đó, tại thôn 2 có mô hình nuôi dê trên vùng núi Hung Lầm, vừa để chế biến thức ăn vừa phát triển du lịch sinh thái.
 
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh nên đàn dê sinh trưởng và phát triển tốt. 
 
Dê từ khi thả nuôi đến 6 tháng là có thể xuất chuồng hoặc cho sinh sản. Nhờ chủ động được nguồn thức ăn phong phú trong tự nhiên nên đàn dê của xã Xuân Trạch có chất lượng thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Với giá bán dao động từ 120-160 nghìn đồng/kg thịt dê, các hộ nuôi dê ở xã Xuân Trạch có nguồn thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống gia đình.
                                                                                                                            Hương Trà

tin liên quan

"Khơi thông điểm nghẽn-Giải phóng nguồn lực-Hành động hiệu quả"
"Khơi thông điểm nghẽn-Giải phóng nguồn lực-Hành động hiệu quả"
(QBĐT) - "Khơi thông điểm nghẽn-Giải phóng nguồn lực-Hành động hiệu quả" là phương châm hành động được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) nêu lên tại hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, ngày 1 tháng 1 năm 2020 của Chính phủ. 
Chuyển đổi gần 374 ha cây trồng trên đất lúa trong năm 2020
Chuyển đổi gần 374 ha cây trồng trên đất lúa trong năm 2020

(QBĐT) - Năm 2020, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp-PTNT, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích 373,95ha, trong đó, chuyển đổi sang cây trồng cạn 273,95ha và nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa 100ha.  

Tập trung mọi nguồn lực giảm nghèo bền vững
Tập trung mọi nguồn lực giảm nghèo bền vững

(QBĐT) - Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nên Minh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương. Những năm qua, huyện đã lồng ghép các chương trình, đề án và huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân giảm nghèo hiệu quả. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững…