![]() |
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
(QBĐT) - Tính đến hết năm 2019, dự án “Tăng cường cơ hội cho doanh nghiệp nữ/Nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và nông nghiệp tại Việt Nam” (FLOW/EOWE) đã được triển khai 3 năm tại tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu dự án hướng đến là nâng cao khả năng thực hiện các chính sách về giới, tạo môi trường thuận lợi để phụ nữ có cơ hội làm chủ trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp.
Dự án do Chính phủ Hà Lan tài trợ đã được triển khai tại 4 tỉnh: Quảng Bình, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn 2016-2020. Tại Quảng Bình, dự án có sự phối hợp tham gia của 4 đối tác, gồm: Sở Nông nghiệp-PTNT, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Hội LHPN tỉnh và Trung tâm khuyến công-xúc tiến thương mại (Sở Công thương).
Những năm qua, dự án và các đối tác đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường thực hành bình đẳng giới, đồng thời, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tăng thu nhập cho phụ nữ thông qua hỗ trợ các hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp phát triển bền vững.
Năm 2019, qua các lớp tập huấn kỹ năng điều hành, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc, dự án đã triển khai xây dựng thành công các chuỗi giá trị sản xuất nấm, chuỗi giá trị khoai lang và chuỗi sản xuất lúa gạo SRI tại các doanh nghiệp, HTX do phụ nữ làm lãnh đạo hoặc có nhiều lao động nữ.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ của dự án, nhiều mô hình điển hình do phụ nữ làm lãnh đạo đã phát triển lớn mạnh, xây dựng được thương hiệu về sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, như: HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, HTX SXKD DVNN Mỹ Lộc Thượng, HTX SXKD DV khoai lang Lâm Hường...
Năm 2020, dự án FLOW/EOWE và các đối tác sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, HTX do phụ nữ làm lãnh đạo, như: trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành công việc, nhân sự; hoạch định được chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm… Từ đó, dự án góp phần tăng thu nhập, nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
X.Phú
(QBĐT) - Tính đến hết năm 2019, dự án “Tăng cường cơ hội cho doanh nghiệp nữ/Nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và nông nghiệp tại Việt Nam” (FLOW/EOWE) đã được triển khai 3 năm tại tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu dự án hướng đến là nâng cao khả năng thực hiện các chính sách về giới, tạo môi trường thuận lợi để phụ nữ có cơ hội làm chủ trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp.
Dự án do Chính phủ Hà Lan tài trợ đã được triển khai tại 4 tỉnh: Quảng Bình, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn 2016-2020. Tại Quảng Bình, dự án có sự phối hợp tham gia của 4 đối tác, gồm: Sở Nông nghiệp-PTNT, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Hội LHPN tỉnh và Trung tâm khuyến công-xúc tiến thương mại (Sở Công thương).
Những năm qua, dự án và các đối tác đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường thực hành bình đẳng giới, đồng thời, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tăng thu nhập cho phụ nữ thông qua hỗ trợ các hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp phát triển bền vững.
Năm 2019, qua các lớp tập huấn kỹ năng điều hành, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc, dự án đã triển khai xây dựng thành công các chuỗi giá trị sản xuất nấm, chuỗi giá trị khoai lang và chuỗi sản xuất lúa gạo SRI tại các doanh nghiệp, HTX do phụ nữ làm lãnh đạo hoặc có nhiều lao động nữ.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ của dự án, nhiều mô hình điển hình do phụ nữ làm lãnh đạo đã phát triển lớn mạnh, xây dựng được thương hiệu về sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, như: HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, HTX SXKD DVNN Mỹ Lộc Thượng, HTX SXKD DV khoai lang Lâm Hường...
Năm 2020, dự án FLOW/EOWE và các đối tác sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, HTX do phụ nữ làm lãnh đạo, như: trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành công việc, nhân sự; hoạch định được chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm… Từ đó, dự án góp phần tăng thu nhập, nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
X.Phú