ADB ra quy định mới về cho vay đối với các nền kinh tế đang phát triển

  • 02:11, 22/11/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho rằng cơ chế đánh giá hiện nay chỉ cho phép các nước nhận được các khoản vay theo thị trường, không phản ánh được mức độ đa dạng giữa các nước về thu nhập.
Ngân hàng ADB ban hành quy định mới về cho vay đối với các nền kinh tế phát triển. (Nguồn: bworldonline)
Ngân hàng ADB ban hành quy định mới về cho vay đối với các nền kinh tế phát triển. (Nguồn: bworldonline)
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết đã phê chuẩn quyết định ban hành các điều khoản cho vay đa dạng đối với các nền kinh tế và nước thành viên đang phát triển, theo đó các nhóm có thu nhập cao hơn sẽ phải trả phần bù đáo hạn cao hơn cho các khoản vay dài hạn.
 
Theo thông báo của ADB, cơ chế mới sẽ được thực hiện từ ngày 1-1-2021.
 
Các nước nhận các khoản vay và trợ cấp từ ADB được chia làm ba nhóm A, B, và C theo tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người và tín nhiệm.
 
ADB cho hay chỉ các thành viên của ba nhóm này được tiếp cận các khoản vay và tài trợ.
 
Danh sách các nước trong mỗi nhóm sẽ được cập nhật trước khi áp dụng cơ chế mới, với các số liệu mới nhất về GNI bình quân đầu người. 
 
Các điều khoản tài trợ được đưa ra cho các nước và các nền kinh tế thuộc nhóm A và B đã được đa dạng hóa với sự kết hợp các khoản trợ cấp, các khoản vay ưu đãi và khoản vay theo thị trường.
 
Các nước nhóm C có sự chênh lệch lớn hơn về thu nhập bình quân đầu người nhưng cùng tuân thủ các điều khoản tài trợ chung.
 
Theo quy định mới, ADB cho biết các nước nhóm C sẽ được chia thành một số nhóm nhỏ theo GNI là nước có thu nhập trung bình thấp, trung bình cao và cao.
 
Các nước có thu nhập trung bình cao sẽ phải chịu phần bù đáo hạn đối với các khoản vay dài hạn cao hơn.
 
Chẳng hạn, các nước có thu nhập trung bình cao, với GNI bình quân đầu người 6.976-12.375 USD (theo giá cả năm 2018) sẽ phải chịu phần bù đáo hạn cao hơn đến 30 điểm cơ bản, tùy theo kỳ hạn khoản vay.
 
Theo ADB, quy định mới sẽ đưa ra các điều khoản có lợi hơn cho những nước dễ bị tổn thương hơn như các quốc đảo đang phát triển và các nước đang chuyển đổi từ nhóm B sang nhóm C.
 
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho rằng cơ chế đánh giá hiện nay chỉ cho phép các nước nhận được các khoản vay theo thị trường, không phản ánh được mức độ đa dạng giữa các nước về thu nhập, năng lực huy động các nguồn vốn trong nước và tiếp cận thị trường vốn./.
 
Theo Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Tuyên Hóa: Nhiều thách thức trong hoàn thành tiêu chí thu nhập
Tuyên Hóa: Nhiều thách thức trong hoàn thành tiêu chí thu nhập

(QBĐT) - Tiêu chí thu nhập là tiêu chí số 10 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) và được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò nội lực thúc đẩy kinh tế-xã hội ở các địa phương. Tuy nhiên, việc đạt được tiêu chí này vẫn đang là "bài toán" khó đối với cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Tuyên Hóa.

Thực hiện cải hoán tàu cá: Bộn bề nỗi lo
Thực hiện cải hoán tàu cá: Bộn bề nỗi lo

(QBĐT) - Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: "Chúng tôi đang quyết liệt triển khai công tác tuyên truyền Luật Thủy sản để ngư dân thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, ngư dân vẫn đang còn nhiều băn khoăn, lo lắng, như: giấy phép hạn ngạch, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình..."

Quảng Ninh: Gần 924 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng trái phép
Quảng Ninh: Gần 924 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng trái phép

(QBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 19-3-2019 của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng, quản lý đất lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh đã tích cực triển khai thực hiện; thành lập đoàn liên ngành huyện về kiểm tra, rà soát, thống kê toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trên địa bàn.