Đào tạo nghề nuôi ong lấy mật ở xã Đại Trạch

  • 02:08, 21/08/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Vừa qua, Hội làm vườn tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, UBND xã Đại Trạch tổ chức khai giảng lớp đào tạo nghề nuôi ong lấy mật cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.
 
Trong thời gian 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10-2019), các học viên được trang bị các kiến thức cơ bản kết hợp với thực hành. Bao gồm, công tác chọn giống, nhân đàn ong, nhập đàn ong, tạo chúa cho đàn ong; chăm sóc phát triển đàn ong; phòng chống dịch bệnh, điều trị các bệnh thường gặp trên đàn ong; lựa chọn địa điểm nuôi ong, tìm kiếm và cải tạo đàn ong; cách thu hoạch mật ong, đóng thùng nuôi ong…
 
Qua đó, giúp bà con nông dân trên địa bàn xã có hướng đi mới nhằm thay đổi tư duy nghề nghiệp, đồng thời áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả thu nhập trong nghề nuôi ong mật, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
 
Phạm Hà

tin liên quan

Minh Hóa:  Cẩn trọng tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi
Minh Hóa: Cẩn trọng tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi

(QBĐT) - Sau hơn 2 tháng bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn huyện Minh Hóa, đến nay, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, bệnh dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.

Lệ Thủy: Công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại 5 xã
Lệ Thủy: Công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại 5 xã

(QBĐT) - Huyện Lệ Thủy vừa ra quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại 5 xã là Lộc Thủy, Xuân Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Ngư Thủy Trung.

16/22 xã không phát sinh thêm lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi
16/22 xã không phát sinh thêm lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi
(QBĐT) - Ngày 20 – 8, ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh cho biết, đến nay, Quảng Bình có 16 xã trong vùng bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi (DLTCP) đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh, chết. Trong đó có 5 xã đã công bố hết dịch.