Sản xuất thử nghiệm thức ăn chăn nuôi lên men từ bã sắn

  • 02:11, 02/11/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Ngày 1-11, Công ty CP tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh phối hợp với Sở Nông nghiệp-PTNT và Sở Khoa học-Công nghệ tổ chức hội thảo báo cáo kết quả dự án sản xuất thử nghiệm thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn.

Việc sản xuất thử nghiệm thức ăn chăn nuôi được thực hiện trong khuôn viên của Nhà máy chế biến tinh bột Long Giang, trên cơ sở nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguồn nguyên liệu sẵn có của Công ty và quy trình công nghệ được Viện Công nghệ sinh học chuyển giao.

Sau 15 tháng (từ tháng 9-2017 đến tháng 11-2018) triển khai thực hiện, đề tài đã sản xuất được 150 tấn thức ăn dạng ướt với 78 lần lên men; thời gian ủ lên men mỗi khối từ 5-7 ngày để đảm bảo quá trình lên men và độ pH ổn định.

Thức ăn bã sắn sau khi lên men có chất lượng cao hơn hẳn so với bã sắn tươi; tỷ lệ protein thô, mật độ các lợi khuẩn và nồng độ axit hữu cơ tăng mạnh; hàm lượng xơ giảm mạnh và không phát hiện các độc tố HCN, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn samonella, aflatoxine...

Kết quả theo dõi bước đầu khi cho bò, lợn thịt ăn bã sắn lên men cho thấy các đối tượng này thích ăn bã sắn lên men, giảm triệu chứng bệnh về đường ruột, giảm mùi hôi của phân, tăng khả năng tăng trọng...

Các đại biểu tham quan và đánh giá thực tế quá trình lên men bã sắn để sản xuất thức ăn chăn nuôi của đề tài
Các đại biểu tham quan và đánh giá thực tế quá trình lên men bã sắn để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất. Đề tài cũng đã đáp ứng yêu cầu đặt ra ban đầu là nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ lên men để sản xuất thức ăn chăn nuôi từ bã sắn; tận dụng có hiệu quả nguồn phụ phế phẩm từ quá trình chế biến tinh bột sắn của nhà máy để tạo ra nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành thấp, đáp ứng cho nhu cầu chăn nuôi của Công ty và cung ứng cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, cơ quan chủ trì dự án là Công ty CP tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh có nhà máy chế biến tinh bột sắn đang sản xuất ổn định, sản lượng bã sắn thu được từ hoạt động chế biến khoảng 400.000 tấn/năm.

Việc chế biến thức ăn chăn nuôi từ bã sắn bằng công nghệ lên men sẽ biến bã sắn có giá trị thấp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thành nguồn thức ăn chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do sẵn có tại địa phương và giá thành thấp.

Để đánh giá chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi được len men từ bã sắn, thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình lên men; đồng thời có kế hoạch liên kết với một số trang trại, hộ chăn nuôi... trong tỉnh sử dụng, nhằm theo dõi khả năng sinh trưởng, sinh sản của các đối tượng vật nuôi này trước khi sản xuất số lượng lớn thức ăn chăn nuôi từ bã sắn để cung ứng cho thị trường.

N.Lan-H.Phương

 

tin liên quan

[Infographics] Những lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử
[Infographics] Những lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử

Từ 1-11, các doanh nghiệp, người nộp thuế sẽ sử dụng hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Khó lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Khó lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá là một trong những giải pháp cấp bách của Việt Nam để Liên minh châu Âu (EU) đưa ra phán quyết có lợi nhằm gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam.

Đột phá trong tái cơ cấu trồng trọt
Đột phá trong tái cơ cấu trồng trọt

(QBĐT) - Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt được xem là nội dung quan trọng cần được tái cơ cấu mạnh mẽ, góp phần quyết định mức độ thành công của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.