Toàn tỉnh giảm 27 trang trại so với cùng kỳ

  • 08:10, 09/10/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Theo thống kê đến cuối tháng 9-2018, tỉnh ta có gần 700 trang trại, giảm 27 trang trại so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, có 419 trang trại tổng hợp, 229 trang trại chăn nuôi, 29 trang trại thuỷ sản,15 trang trại lâm nghiệp và 6 trang trại trồng trọt.

Bố Trạch là địa phương giảm nhiều nhất với 37 trang trại, TX.Ba Đồn giảm 4 trang trại và huyện Quảng Trạch giảm 3 trang trại; chủ yếu là loại hình trang trại tổng hợp, thủy sản và trồng trọt.

Kinh tế trang trại khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Kinh tế trang trại khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cơn bão số 10 năm 2017, một số trang trại thiệt hại khá lớn về cơ sở vật chất cũng như sản lượng hàng hóa. Nhiều trang trại không tiếp tục đầu tư, do đó, giá trị hàng hóa không đạt tiêu chí trang trại; một số trang trại ở huyện Bố Trạch không tiếp tục trồng cao su mà chuyển sang trồng các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây hàng năm ngắn ngày...

Bên cạnh đó, một số địa phương có số lượng trang trại tăng, như: TP. Đồng Hới tăng 12 trang trại, huyện Lệ Thuỷ tăng 4 trang trại, Quảng Ninh tăng 1 trang trại, chủ yếu là trang trại chăn nuôi và lâm nghiệp.

Dù tổng số lượng trang trại giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên, theo đánh giá, kinh tế trang trại của tỉnh ta hiện đang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên sẵn có. Cùng với đó, kinh tế gia trại tiếp tục được chú trọng và từng bước mở rộng quy mô, tạo tiền đề để phát triển loại hình trang trại trong thời gian tới.

Ngọc Lan
 

tin liên quan

Ngành gạo Việt Nam trước xu thế tự do hóa thương mại hoàn toàn
Ngành gạo Việt Nam trước xu thế tự do hóa thương mại hoàn toàn

Thay vì để các cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện nhập khẩu gạo, nhiều thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam đang chuyển dần sang giao cho doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa hoàn toàn thương mại gạo.

10 năm Chiến lược biển Việt Nam: Nỗ lực thành quốc gia mạnh từ biển
10 năm Chiến lược biển Việt Nam: Nỗ lực thành quốc gia mạnh từ biển

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam (2007-2017), năm lĩnh vực ưu tiên phát triển là khai thác và chế biến hải sản; phát triển kinh tế hàng hải; phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển; tăng xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp; khai thác, chế biến dầu khí đã đạt một số kết quả nhất định.

Quảng Ninh: Đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị nông sản
Quảng Ninh: Đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị nông sản

(QBĐT) - Là địa bàn thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, những năm gần đây, huyện Quảng Ninh đã chú trọng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, góp phần nâng cao giá trị nông sản.