Chủ động phòng trừ bệnh khảm lá vi rút hại sắn

  • 08:10, 01/10/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Để chủ động phòng trừ bệnh khảm lá vi rút hại sắn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương đã phát hiện bệnh cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật; các địa phương chưa phát hiện bệnh cần khẩn trương rà soát, xử lý nguồn bệnh kịp thời,đồng thời, tăng cường thực hiện các biện phápngăn chặn triệt để và kiểm soát chặt chẽ nguồn giống sắn, tuyệt đối không để nguồn giống sắn nhiễm bệnh xâm nhập vào địa bàn.

Theo công bố của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bệnh khảm lá vi rút hại sắn lần đầu tiên xuất hiện và gây hại tại tỉnh Tây Ninh vào tháng 6-2017. Đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại ở nước ta.

Tác nhân gây bệnh là vi rút có tên khoa học Sri Lanka Cassava Mosaic Virus; môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng có tên khoa học Bemisia Tabaci Genn (bọ phấn trắng gây hại trên nhiều loại cây trồng, như: cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt...).

Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh là khảm vàng loang lổ trên lá, mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc bị biến dạng nhẹ; khi nhiễm nặng, lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

Bà con các vùng trồng sắn cần chủ động triển khai công tác phòng, trừ bệnh khảm lá vi rút hại sắn.
Bà con các vùng trồng sắn cần chủ động triển khai công tác phòng, trừ bệnh khảm lá vi rút hại sắn.

Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn từ 2 tháng tuổi trở đi, vi rút lây nhiễm từ khi cây sắn còn non. Giống sắn nhiễm nặng nhất hiện nay là giống HL-S11 (đây là giống chưa được công nhận), các giống khác, như: KM419, KM140, bị nhiễm nhẹ hơn. Bệnh gây thiệt hại rất lớn, cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, khi cây lớn nhiễm bệnh thì năng suất, chất lượng đều giảm.

Đến nay, bệnh khảm lá vi rút hại sắn đã lan rộng, gây hại trên 90% diện tích trồng sắn ở Tây Ninh và đã lan ra 10 tỉnh, thành phố, như: Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Phước, TP.Hồ Chí Minh…

Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh ta chưa xuất hiện bệnh khảm lá vi rút hại sắn. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ phát sinh, gây hại thông qua việc sử dụng hom giống bị bệnh, do đó, để chủ động phòng, chống, trước mắt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện tăng cường điều tra, rà soát kỹ các vùng trồng sắn nhằm phát hiện, tiêu huỷ nguồn bệnh (nếu có); đồng thời, đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các địa phương để kiểm soát chặt chẽ nguồn giống sắn, tuyệt đối không để nguồn giống sắn nhiễm bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Chi cục cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các địa phương và người trồng sắn hiểu rõ mức độ nguy hại, các triệu chứng nhận biết cây sắn bị bệnh, từ đó, áp dụng biện pháp phòng, chống quyết liệt, kịp thời, triệt để; đồng thời, chủ động xây dựng phương án phòng, chống bệnh khảm lá vi rút hại sắn trên địa bàn và hướng dẫn người trồng sắn các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnhtheo quy trình của Cục Bảo vệ thực vật.

Ngọc Lan
 

tin liên quan

Thủ tướng: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là đơn vị kinh tế trọng yếu
Thủ tướng: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là đơn vị kinh tế trọng yếu

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với tên giao dịch quốc tế viết tắt là CMSC đã chính thức ra mắt chiều 30-9, tại Hà Nội.

Dấu ấn của văn hoá, thể thao trong phát triển du lịch bền vững
Dấu ấn của văn hoá, thể thao trong phát triển du lịch bền vững

(QBĐT) - Sau những thăng trầm do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, đến thời điểm này, kinh tế-xã hội nói chung, du lịch tỉnh ta nói riêng đã có bước phục hồi ngoạn mục.

Bảo tồn và phát triển giống cây, con bản địa
Bảo tồn và phát triển giống cây, con bản địa

(QBĐT) - Trong bối cảnh nông nghiệp hữu cơ đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều địa phương, việc phục tráng, bảo tồn và hướng tới phát triển các giống cây trồng, vật nuôi bản địa không chỉ tạo động lực trong việc lưu giữ nguồn gen quý của địa phương...