Minh Hóa: Hội thảo khoa học mô hình nuôi hươu lấy nhung

  • 08:03, 30/03/2018
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Minh Hóa tổ chức hội thảo khoa học mô hình "Nuôi hươu lấy nhung tại thị trấn Quy Đạt".

Tháng 8 năm 2016, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông huyện Minh Hóa đã chọn 2 hộ ở tiểu khu 2 và tiểu khu 9, thị trấn Quy Đạt để làm điểm thực hiện mô hình, mỗi hộ nhận nuôi 2 con hươu. Các hộ nuôi được hỗ trợ 100 % giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Sau thời gian chăm sóc nuôi dưỡng 22 tháng, tỷ lệ nuôi sống còn lại tại mô hình là 50%, trọng lượng lần lượt mỗi con là 48 kg và 57 kg.

Đến tháng 11 năm 2016, hươu đã được tiến hành cắt nhung lần đầu, mỗi cặp khoảng 200g. Dự kiến đến giữa tháng 4 và đầu tháng 5-2018, hươu sẽ tiếp tục cho lấy nhung lần 3.

Theo giá thị trường hiện nay, 100g nhung có giá khoảng 1,5 triệu đồng. Vì sản phẩm của mô hình được tính trong toàn bộ thời gian nuôi kéo dài 15 năm, nên sau năm thứ 3 trở đi, nuôi hươu lấy nhung mới cho lợi nhuận.

Từ thực tế mô hình, tại hội nghị, các đại biểu đều có chung nhận xét, nuôi hươu sao không khó, không tốn nhiều thức ăn và công sức, thu hoạch ổn định lại cho lợi nhuận cao. Mô hình này có thể nhân rộng ra cho nông dân nuôi để tăng thu nhập, tạo nguồn thực phẩm sạch và cao cấp tại chỗ.

Quỳnh Thư
(Đài TT-TH Minh Hóa)

tin liên quan

Mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập cao
Mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập cao

(QBĐT) - Mặc dù sinh sống tại địa bàn đặc biệt khó khăn, nhưng với sự cần cù chịu khó, biết cách đầu tư đúng hướng, nên gia đình anh Cao Xuân Hợp ở chòm 3, thôn Bưởi Rỏi, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch đã có nguồn thu nhập cao nhờ vào mô hình phát triển kinh tế tổng hợp.

Quảng Ninh: Tập trung phát triển cây cao su
Quảng Ninh: Tập trung phát triển cây cao su

(QBĐT) - Thời gian qua, huyện Quảng Ninh đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên vùng đất gò đồi, trong đó, đáng chú ý, cây cao su bước đầu đã đưa lại nguồn thu nhập khá cho người dân.

Một đời gắn với hương sả, hương tràm
Một đời gắn với hương sả, hương tràm

(QBĐT) - Ngược lên phía Tây Bắc TP.Đồng Hới tầm 8 km, đến với vườn sả của gia đình ông Đặng Văn Đòn (thôn Thuận Phước, xã Thuận Đức), chúng tôi bất chợt cảm nhận được hương thơm dịu êm toả ra từ bếp lò chưng cất tinh dầu đang đỏ lửa.