Các phi hành gia bị mắc kẹt trên ISS tin tưởng Starliner sẽ đưa họ về nhà

  • 08:07, 12/07/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Butch Wilmore và Suni Williams đã dự kiến ở lại khoảng một tuần trên ISS, nhưng chuyến trở về của họ đã bị trì hoãn do trục trặc của động cơ đẩy và rò rỉ khí heli được phát hiện trong hành trình.
Hai phi hành gia Mỹ Butch Wilmore (trái) và Suni Williams trước khi lên tàu vũ trụ Boeing Starliner tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 5/6/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hai phi hành gia Mỹ Butch Wilmore (trái) và Suni Williams trước khi lên tàu vũ trụ Boeing Starliner tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 5/6/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hai phi hành gia Mỹ bị mắc kẹt tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 10/7 cho biết họ tin tưởng chiếc Boeing Starliner đang gặp sự cố sẽ sớm đưa họ về nhà, cho dù vẫn "đáng kể" những yếu tố rủi ro.
 
Butch Wilmore và Suni Williams đã bay vào không gian ngày 5/6 trên con tàu vũ trụ mới mà NASA hy vọng sẽ chứng thực để đưa các phi hành đoàn đến và đi từ tiền đồn quỹ đạo.
 
Hai nhà du hành đã cập bến một ngày sau đó với thời gian dự kiến ở lại khoảng một tuần, nhưng chuyến trở về của họ đã bị trì hoãn do trục trặc của động cơ đẩy và rò rỉ khí heli được phát hiện trong hành trình.
 
Đến nay, ngày trở về của hai phi hành gia vẫn chưa được ấn định, nhưng các quan chức của NASA ngày 10/7 cho biết họ đang kỳ vọng vào "cuối tháng Bảy."
 
Khi được hỏi trong cuộc gọi trực tiếp từ trạm về việc liệu họ có còn tin tưởng vào đội Starliner và tàu vũ trụ hay không, chỉ huy sứ mệnh Wilmore cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn tự tin.
 
Trong lòng tôi thực sự có cảm giác rất vui rằng tàu vũ trụ sẽ đưa chúng tôi về nhà, không vấn đề gì.”
 
Nữ phi hành gia cho biết họ đang tiếp tục tận hưởng thời gian trên ISS, thực hiện các nhiệm vụ như thay máy bơm của máy xử lý nước tiểu thành nước uống và thực hiện các thí nghiệm khoa học như giải trình tự gene trong môi trường vi trọng lực.
 
Họ cũng đã thử nghiệm Starliner như một phương tiện "trú ẩn an toàn" trong trường hợp có sự cố trên ISS và kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống hỗ trợ sự sống khi có bốn người ở bên trong.
 
Tuy nhiên, quan chức NASA Steve Stich cho biết vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, trong đó có cả việc liệu các bộ đẩy điều khiển định hướng bị trục trặc có bị xuống cấp hay không. Điều này sẽ khiến cần phải dựa vào các bộ đẩy khác trong quá trình hạ cánh.
 
Ông Steve Stich nhấn mạnh rằng NASA vẫn chưa cân nhắc việc đưa Williams và Wilmore trở lại trên tàu SpaceX Crew Dragon.
 
Vào năm 2014, cả SpaceX và Boeing đều được NASA trao những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD để phát triển tàu vũ trụ có phi hành đoàn sau khi chương trình Tàu con thoi ngừng hoạt động.
 
SpaceX đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm phi hành đoàn vào năm 2020 và từ đó đã đưa hàng chục người vào không gian.
Theo (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Tàu chạy bằng methanol mở ra tuyến đường "xanh" đầu tiên của châu Âu
Tàu chạy bằng methanol mở ra tuyến đường "xanh" đầu tiên của châu Âu

Ngày 10/7, tại thành phố cảng Rotterdam của Hà Lan, con tàu vận chuyển container đầu tiên chạy bằng methanol hoạt động trên các tuyến đường giữa các cảng biển sôi động của châu Âu đã được ra mắt.

Ứng dụng công nghệ sửa chữa điện hotline
Ứng dụng công nghệ sửa chữa điện hotline

(QBĐT) - Những năm trước đây, mỗi khi có sự cố hoặc sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế một trạm biến áp mới…, ngành Điện phải cắt điện toàn bộ khu vực liên quan trong nhiều giờ liền thì mới có thể bắt tay vào công việc. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hotline vào sửa chữa điện, Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) đã giải quyết được "bài toán" khi thao tác trên lưới điện 22kV mà không cần phải cắt điện.

Lợi ích từ các sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Lợi ích từ các sáng kiến cải tiến kỹ thuật

(QBĐT) - Nhờ chú trọng các hoạt động phát huy sáng kiến, sáng tạo trong toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động, những năm gần đây, Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) đã thu về hàng tỷ đồng lợi nhuận từ các sáng kiến cải tiến kỹ thuật…