Phát triển phương pháp xét nghiệm phát hiện nhanh các biến thể của virus SARS-CoV-2

  • 07:05, 06/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Rutgers New Jersey (Mỹ) đã phát triển một phương pháp xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể dễ dàng và nhanh chóng phát hiện ra các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Phương pháp này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các nhân viên y tế nhiều hơn trong việc phát hiện bệnh cũng như điều trị cho bệnh nhân. 
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đăng phát ngày 3/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đăng phát ngày 3/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
 
Phần lớn các xét nghiệm PCR thường chỉ phát hiện ra virus SARS-CoV-2 mà không phát hiện ra bất kỳ chủng virus cụ thể nào. Nếu các chuyên gia y tế công cộng muốn thu thập dữ liệu về các biến thể của virus SARS-CoV-2 để theo dõi cách chúng biến đổi, họ thường phải tới tận nơi bùng phát dịch bệnh để thu thập mẫu bệnh phẩm và sau đó tiến hành một tiến trình giải trình tự gene rất phức tạp. 
 
Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Rutgers New Jersey có thể được dùng đồng thời với mọi xét nghiệm PCR và cho ra các thông tin cụ thể hơn. 
 
Các xét nghiệm PCR thường sử dụng kỹ thuật được gọi là phản ứng chuỗi polymerase, một phương pháp được sử dụng rộng rãi cho phép các nhà khoa học lấy một mẫu ADN nhỏ và khuếch đại phân tử ADN lên lượng lớn đủ để tiến hành nghiên cứu.
 
Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm mới này có sử dụng công nghệ "đèn hiệu phân tử" do Giáo sư y khoa thuộc Viện Nghiên cứu y tế công cộng của Đại học Y khoa Rutgers New Jersey Sanjay Tyagi, sáng chế ra, có liên quan tới kính hiển vi, đầu dò hóa sinh và mang lại kết quả chính xác đến nỗi có thể phân biệt các mục tiêu giải trình gene khác nhau chỉ bằng một bazơ (base) hóa học duy nhất, là chất phản ứng với acid. Một khi đầu dò hóa sinh chạm vào mục tiêu, chúng sẽ phát quang, đóng vai trò là đèn hiệu để các nhà khoa học rà soát nguồn gene của các phân tử virus. 
 
Một vài phương pháp xét nghiệm PCR phát hiện COVID-19 được phát triển trước đây chỉ nhằm vào các đột biến đơn trong protein gai, tạo tiền đề cho các virus tấn công tế bào của người. Các phương pháp này không thể phân biệt được nhiều biến thể đang lây lan trong cộng đồng. Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm mới có thể phát hiện 8 đột biến khác nhau trong một protein gai, những đột biến được chứng minh là làm tăng khả năng lây truyền của virus và lẩn trốn được hệ miễn dịch của cơ thể người.  
 
Các nhà khoa học kỳ vọng phương pháp xét nghiệm mới này sẽ hữu ích trong việc phát hiện các biến thể mới xuất hiện từ sự kết hợp của các đột biến của virus SARS-CoV-2.
 
Chi tiết của phương pháp xét nghiệm PCR mới này đã được đăng tải trên tạp chí The Journal of Molecular Diagnostics.
 
Theo Minh Châu  (TTXVN)

tin liên quan

EMA đánh giá khả năng sử dụng vaccine của Moderna cho trẻ dưới 5 tuổi
EMA đánh giá khả năng sử dụng vaccine của Moderna cho trẻ dưới 5 tuổi

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đang đánh giá khả năng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống.

Trung Quốc lắp đặt trạm khí tượng cao nhất thế giới
Trung Quốc lắp đặt trạm khí tượng cao nhất thế giới

Ngày 4/5 (giờ địa phương), 13 thành viên thuộc nhóm nghiên cứu khoa học Trung Quốc đã chinh phục thành công đỉnh núi cao nhất thế giới Everest (tên gọi khác: đỉnh Chomolungma) thuộc dãy Himalaya, đồng thời hoàn thành việc lắp đặt trạm khí tượng ở độ cao 8.830m so với mực nước biển.

Người mắc bệnh COVID-19 ở thể nặng bị mất tới 10 điểm IQ
Người mắc bệnh COVID-19 ở thể nặng bị mất tới 10 điểm IQ

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge và Đại học Hoàng gia London một lần nữa củng cố chứng cứ về di chứng sức khỏe thể chất và tâm thần lâu dài ở người mắc COVID-19.