Israel: Liều vaccine COVID-19 thứ 4 giúp bảo vệ nhóm có nguy cơ cao

  • 01:03, 18/03/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế Sheba (Israel), liều vaccine thứ 4 của Pfizer và Moderna tỏ ra ít hiệu quả với người khỏe mạnh song có thể bảo vệ nhóm nguy cơ cao khỏi nguy cơ bệnh diễn biến nặng.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jerusalem, Israel ngày 29/11/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jerusalem, Israel ngày 29/11/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một nghiên cứu của Trung tâm y tế Sheba vừa xuất bản trên tạp chí Y học New England cho thấy liều vaccine thứ 4 của Pfizer và Moderna tỏ ra ít hiệu quả trong tạo miễn dịch chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
 
So sánh với kết quả sản sinh miễn dịch trên những người trẻ và khỏe mạnh đã được tiêm 3 liều vaccine cho thấy liều thứ 4 có ít hoặc không cải thiện khả năng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
 
Nghiên cứu cũng chứng minh những người trẻ và khỏe mạnh đã được tiêm 3 liều vaccine sẽ tạo miễn dịch ở mức độ vừa phải.
 
Tờ Jerusalem Post dẫn lời Giáo sư Gili Regev Yochay, Trưởng Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Sheba nêu rõ: "Trong số khoảng 600 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu, có 270 người đã được tiêm liều vaccine thứ 4 của Pfizer hoặc Moderna. Chúng tôi không phát hiện có sự khác biệt nào cả về mức độ kháng thể IgG và mức độ kháng thể vô hiệu hóa virus, và chỉ đạt mức độ tương đương mức đã đạt được một tháng sau khi tiêm liều thứ 3."
 
Bà Yochay khẳng định tỷ lệ lây bệnh của những người được tiêm mũi tăng cường thứ 4 chỉ thấp hơn một chút so với những người trong nhóm đối chứng.
 
Tuy nhiên, giáo sư Yochay cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của liều tiêm thứ 3 đối với những người chưa từng mắc COVID-19 và đối với những nhóm người có nguy cơ cao thì liều thứ 4 có thể bảo vệ họ khỏi nguy cơ bệnh diễn biến nặng.
 
Nhờ cơ sở dữ liệu thu thập được từ khi bùng phát đại dịch, Trung tâm Y tế Sheba đang chủ động tiên phong trong nghiên cứu về "hành vi" của virus SARS-CoV-2 và tính hiệu quả của các loại vaccine ngừa COVID-19.
 
Nhóm nghiên cứu hy vọng kết quả này sẽ góp phần tham mưu phục vụ điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh của Israel và thế giới.
 
Theo Văn Ứng (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài
Giới khoa học lý giải nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.

Nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa thân nhiệt và tuổi thọ
Nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa thân nhiệt và tuổi thọ

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng động vật sống trong khí hậu ôn đới có thể có tuổi thọ cao hơn, và điều này có thể giúp cho nỗ lực của con người tìm cách sống thọ.

Dịch COVID-19: Phản ứng viêm vẫn diễn ra trong các tế bào miễn dịch
Dịch COVID-19: Phản ứng viêm vẫn diễn ra trong các tế bào miễn dịch

Một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Mucosal Immunology.