Các nhà khoa học BRICS tiến hành giải trình tự gene virus SARS-CoV-2

  • 08:08, 07/08/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Các nhà khoa học Ấn Độ, Brazil, Nga và Trung Quốc sẽ theo dõi các đột biến gene, tái tổ hợp cùng sự phân bố của virus SARS-CoV-2 cũng như đưa ra các dự báo về khả năng lây lan trong tương lai.
Ảnh minh họa. (Nguồn: bioworld.com)
Ảnh minh họa. (Nguồn: bioworld.com)
Các nhà khoa học của 4 nước thuộc Nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ thực hiện giải trình tự bộ gene của virus SARS-CoV-2, nghiên cứu dịch tễ và mô hình toán học của đại dịch COVID-19 hiện nay.
 
Đây là thông báo được Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ đưa ra ngày 6-8. 
 
Trong một tuyên bố, bộ trên cho biết các nhà khoa học của nước này, Brazil, Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành các nhiệm vụ trên nhằm giúp theo dõi các đột biến gene, tái tổ hợp cùng sự phân bố của virus SARS-CoV-2 cũng như đưa ra các dự báo về khả năng lây lan của nó trong tương lai.
 
Theo chương trình này, Ấn Độ và Brazil sẽ đánh giá sự phân bố của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu môi trường thông qua phân tích đa hệ gene (metagenome) để giám sát dịch tễ học dựa trên nước thải (WBE), trong khi các nhà khoa học Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng PCR trong vật liệu sinh học (lấy dịch hầu họng) từ các bệnh nhân có biểu hiện mắc các bệnh hô hấp và điều tra việc biến đổi gene, các bộ gene so sánh và phân tích phát sinh chủng loại học.
 
Dữ liệu về gene, hệ gene và dịch tễ học được các nhà khoa học Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Brazil thu được sẽ được tích hợp để phát triển các mô hình toán học để phân tích đột biến, di truyền quần thể, mối quan hệ phát sinh chủng loại học, phân tích tái tổ hợp, cũng như đánh giá nguy cơ mạng lưới lây lan và động lực của virus.
 
Điều này giúp theo dõi các con đường lây lan và động lực của virus, so sánh sự phân bố và tồn tại của virus ở những khu vực khác nhau, cũng như thiết lập việc giám sát của hệ thống cảnh báo sớm liên quan./.
 
Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Tìm ra cơ chế giải thích mức độ mắc COVID-19 khác nhau
Tìm ra cơ chế giải thích mức độ mắc COVID-19 khác nhau

Sự thay đổi trong tế bào lympho T giải thích vì sao một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng, trong khi một số khác diễn biến nặng và phức tạp.

Quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm hàng hóa
Quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm hàng hóa

(QBĐT) - Ngày 6-8, Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ sự nghiệp KH và CN cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ: "Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp, triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình", do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.

Mẹ tiêm vaccine hay mắc Covid-19 vẫn an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ
Mẹ tiêm vaccine hay mắc Covid-19 vẫn an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ

Ngày 4-8, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu cho biết việc nuôi con bằng sữa mẹ là an toàn khi người mẹ mắc COVID-19 hay tiêm vaccine ngừa COVID-19.