Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

  • 08:10, 01/10/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bảo vệ dữ liệu cá nhân được thể hiện qua nhiều khía cạnh như bảo đảm quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo toàn được danh dự, uy tín của mỗi cá nhân, giúp cá nhân kiểm soát các vấn đề trong cuộc sống.
8 cách để không rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng xã hội. (Đồ họa TTXVN)
8 cách để không rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng xã hội. (Đồ họa TTXVN)
Chính phủ vừa quyết nghị thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
 
Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định trình Chính phủ trong quý 1/2021.
 
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết.
 
Trên thế giới, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản... và Liên minh châu Âu rất coi trọng.
 
Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
 
Theo các nước, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ.
 
Bảo vệ dữ liệu cá nhân được thể hiện qua nhiều khía cạnh như bảo đảm quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo toàn được danh dự, uy tín của mỗi cá nhân, giúp cá nhân kiểm soát tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống, tăng cường niềm tin trong xã hội và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quyền được bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận.
 
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam đã đạt hơn 64 triệu người, chiếm hơn 2/3 dân số (66%), tăng hơn 19% so với năm 2018, xếp thứ 13 trên thế giới về số người dùng, trong đó có 58 triệu tài khoản Facebook, 62 triệu tài khoản Google.
 
Cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
 
Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn. Điều này đặt ra cho Chính phủ bài toán phải quản lý sao cho hiệu quả, đảm bảo phòng ngừa, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật về thông tin cá nhân; đồng thời, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế…
 
Theo Bộ Công an, việc xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản, bao gồm: Yêu cầu từ sự phát triển kinh tế số và ứng dụng khoa học-công nghệ vào đời sống xã hội; yêu cầu từ công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu cấp bách của việc triển khai Chính phủ điện tử và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; yêu cầu nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là các thông tin về lý lịch cá nhân, mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, tài chính... ; yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu (GDPR)./.
 
Theo TTXVN/Vietnam+

tin liên quan

Xác định 48 biến thể di truyền liên quan tay thuận của một con người
Xác định 48 biến thể di truyền liên quan tay thuận của một con người

Khi phân tích dữ liệu di truyền của hơn 1,7 triệu người, xác định 41 biến thể di truyền liên quan đến việc thuận tay trái và 7 biến thể liên quan đến thuận cả hai tay.

Giả thuyết về lợi ích khác của khẩu trang trong phòng chống COVID-19
Giả thuyết về lợi ích khác của khẩu trang trong phòng chống COVID-19

Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng đeo khẩu trang còn giúp gia tăng phản ứng miễn dịch của người đeo, giúp họ mắc COVID-19 ở thể nhẹ và ít nguy hiểm hơn.

Tăng cường tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Chính quyền điện tử
Tăng cường tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Chính quyền điện tử

(QBĐT) - Thời gian qua, việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Để có cái nhìn toàn diện về xây dựng CQĐT và những giải pháp, bước đi tiếp trong giai đoạn mới, Báo Quảng Bình đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT).