Hợp tác nghiên cứu, sản xuất chip 5G đầu tiên mang thương hiệu 'Made in Việt Nam'

  • 08:07, 10/07/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngày 9-7, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) và Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh (ĐHBK) đã ký kết hợp tác với nhau để nghiên cứu và sản xuất chip 5G mang thương hiệu "Made in Việt Nam" đầu tiên.
 Ngày 9-7, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) và Trường ĐHBK đã kí kết hợp tác, nghiên cứu và sản xuất chip 5G mang thương hiệu
Ngày 9-7, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) và Trường ĐHBK đã kí kết hợp tác, nghiên cứu và sản xuất chip 5G mang thương hiệu "made in Việt Nam". Ảnh: CTV
Theo đó, hai bên sẽ hợp tác chuyên sâu trong lĩnh vực điện tử và viễn thông, bao gồm nghiên cứu và phát triển vi mạch tích hợp 5G đầu tiên tại Việt Nam; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ; triển khai ứng dụng các công nghệ mới, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn thường xuyên theo nhu cầu thực tế của hai bên.
 
Ngoài ra, hai bên cũng đã ký kết một hợp đồng, trong đó, ĐHBK sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế bộ thu và bộ phát cho chip 5G sử dụng công nghệ TSMS CMOS 28nm cho VHT trong khoảng thời gian 14 tháng.
 
Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, cho biết việc thiết kế và sản xuất chip 5G là một bước đi quan trọng trong hành trình tiến tới làm chủ toàn bộ công nghệ liên quan đến 5G và làm chủ lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chip 5G mang thương hiệu "Made in Vietnam". Để thực hiện điều này, ngoài việc hợp tác với các công ty quốc tế để chuyển giao công nghệ, Viettel cũng kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chip trong và ngoài nước, cùng đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu tại các trường đại học. Hợp tác với các trường đại học còn là cách để Viettel tạo ra một môi trường thực tế, đưa các công trình nghiên cứu khoa học sớm đi vào thực tiễn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
 
Thông qua việc kí kết, trường ĐHBK cũng mong muốn thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ tại các trường đại học bằng việc đưa các nghiên cứu, thí nghiệm từ các trường đại học vào thực tế kinh doanh. Hai bên cam kết sẽ cùng giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực chuyên môn như: đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ĐHBK có môi trường nghiên cứu hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển công nghệ của thế giới.
 
Theo MT (Báo Tin tức)

tin liên quan

Về ba nghiên cứu đầu tiên liên quan SARS-CoV-2 do Bộ KH-CN đặt hàng
Về ba nghiên cứu đầu tiên liên quan SARS-CoV-2 do Bộ KH-CN đặt hàng

Chiều 8-7, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết, ba nhiệm vụ quốc gia đột xuất, cũng là ba nghiên cứu đầu tiên về SARS-CoV-2 để giúp Việt Nam ứng phó nhanh với đại dịch mà Bộ đặt hàng cho các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện đều đã thành công, đặc biệt là bộ kit xét nghiệm Covid-19 đầu tiên của Việt Nam.

Nghiên cứu thành công hoạt chất kháng ung thư hiệu quả cao
Nghiên cứu thành công hoạt chất kháng ung thư hiệu quả cao

Các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học-Công nghệ Việt Nam vừa nghiên cứu điều chế ra các phức chất platin (II) có hoạt tính gây độc hiệu quả đối với tế bào ung thư, có tiềm chữa trị ung thư.

Bước đột phá tiềm năng trong điều trị căn bệnh HIV/AIDS
Bước đột phá tiềm năng trong điều trị căn bệnh HIV/AIDS

Một bệnh nhân nam dương tính với virus HIV/AIDS đang trong tình trạng bệnh thuyên giảm có thể sẽ là bệnh nhân đầu tiên được chữa khỏi mà không cần phải cấy ghép tủy xương.