Các nhà khoa học kêu gọi WHO công nhận virus SARS-CoV-2 lây truyền qua không khí

  • 02:07, 06/07/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Báo New York Times của Mỹ đưa tin gần 240 nhà khoa học từ 32 quốc gia lên tiếng kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận việc virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây truyền qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ trong không khí là yếu tố quan trọng khiến căn bệnh truyền nhiễm này lây lan.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy virus SARS-CoV-2 (vật thể tròn màu xanh) nổi lên trên bề mặt tế bào bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy virus SARS-CoV-2 (vật thể tròn màu xanh) nổi lên trên bề mặt tế bào bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO tuyên bố rằng virus lây lan chủ yếu qua những giọt lớn thoát ra từ đường hô hấp của bệnh nhân do ho, hắt hơi hoặc khi giao tiếp và rơi xuống bề mặt nào đó. Theo các nhà khoa học, các bằng chứng hiện cho thấy rằng virus có thể lây lan qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ tồn tại trong không khí bên trong nhà hay phòng kín.
 
Sang tuần tới, trên một tạp chí khoa học có thể công bố bức thư của 239 nhà khoa học gửi cho WHO yêu cầu tổ chức này sửa đổi các khuyến nghị về virus SARS-CoV-2. Đối với bản thân WHO, bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây lan qua không khí được cho là không thuyết phục.
 
Các tác giả của bài báo lưu ý rằng nếu lây truyền qua không khí thực sự là một yếu tố lây lan đáng kể, thì sẽ đưa phải ra một loạt biện pháp mới để ngăn chặn virus SARS-CoV-2, bao gồm đeo khẩu trang trong phòng thậm chí ngay khi đã duy trì giãn cách xã hội, các nhân viên y tế cần đeo khẩu trang đặc biệt có thể chặn được các hạt siêu nhỏ và sử dụng hệ thống thông gió ở những nơi công cộng, cũng như loại đèn cực tím có khả năng tiêu diệt các phần tử virus.
 
Theo Thanh Phương (TTXVN)

tin liên quan

COVID-19: WHO ngừng thử nghiệm thuốc chống sốt rét và thuốc chữa HIV
COVID-19: WHO ngừng thử nghiệm thuốc chống sốt rét và thuốc chữa HIV

Các kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy hydroxychloroquine và lopinavir/ritonavir hiệu quả rất thấp hoặc không thể làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể sản sinh kháng thể nhanh hơn
Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể sản sinh kháng thể nhanh hơn

Kết quả nghiên cứu của Israel cho thấy mặc dù các bệnh nhân COVID-19 nặng sản sinh kháng thể nhanh hơn người bị bệnh nhẹ, nhưng về lâu dài, mức kháng thể ở tất cả các bệnh nhân là như nhau.

Việt Nam "nước rút" trong nghiên cứu, sản xuất vắcxin phòng COVID-19
Việt Nam "nước rút" trong nghiên cứu, sản xuất vắcxin phòng COVID-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, việc chủ động vắcxin là một yếu tố quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu, sản xuất vắcxin phòng COVID-19.