Cùng do virus Corona gây ra, COVID-19, SARS và MERS khác nhau thế nào?

  • 08:04, 10/04/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Cùng thuộc nhóm virus Corona gây Hội chứng suy hô hấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) nhưng SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lại có điểm khác.
 Một phụ nữ đeo khẩu trang tại New York (Mỹ). Ảnh: Reuters
Một phụ nữ đeo khẩu trang tại New York (Mỹ). Ảnh: Reuters
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã xuất hiện tại trên quốc gia và vùng lãnh thổ và bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch từ ngày 11-3. Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 lần đầu xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào cuối năm 2019.
 
Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp như cách ly phong tỏa, hạn chế đi lại để ngăn chặn COVID-19 lây lan. Cùng thời điểm, các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực nhanh chóng tìm ra vaccine.
 
Đây không phải là lần đầu tiên một dịch bệnh do chủng virus Corona hoặc virus có nguồn gốc động vật gây khủng hoảng trên toàn thế giới.
 
Kênh Aljazeera đã liệt kê những đặc điểm khác biệt giữa COVID-19, SARS VÀ MERS.
 
COVID-19
 Hình ảnh về SARS-CoV-2 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Ảnh: Smith Sonian
Hình ảnh về SARS-CoV-2 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Ảnh: Smith Sonian
Mặc dù các nhà khoa học nhận định vật chủ của SARS-CoV-2 là động vật nhưng đến nay vẫn chưa xác định được chính thức đó là loài vật nào.
 
WHO cho biết triệu chứng chính của COVID-19 là sốt, mệt mỏi, ho khan. Một số bệnh nhân có thể đau họng, chảy nước mũi và tiêu chảy.
 
WHO ước tính 1/6 số bệnh nhân mắc COVID-19 có chuyển biến sức khỏe xấu và khó thở. Thuật ngữ toán học R0 là cách để tính toán mức độ lây lan và sinh sôi đối của bệnh truyền nhiễm. R0 cho biết số người trung bình bị nhiễm virus từ người mắc bệnh. WHO cho rằng R0 của COVID-19 từ 2 đến 2,5.
 
SARS
  Một y tá bên ngoài phòng khám SARS ở Toronto, Canada. Ảnh: Reuters
Một y tá bên ngoài phòng khám SARS ở Toronto, Canada. Ảnh: Reuters
SARS là bệnh do một chủng virus Corona gây ra, xuất hiện lần đầu vào tháng 11-2002 tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
 
SARS sau đó lây lan sang 29 quốc gia. Đến tháng 7 cùng năm, dịch bệnh này được kiềm chế thành công. Đến tháng 5-2014, có tổng cộng 8.098 người nhiễm và 774 trường hợp tử vong vì SARS.
 
WHO cho rằng SARS bắt nguồn từ dơi và sau đó lây truyền sang con người. Triệu chứng của người mắc SARS là sốt, đau đầu, tiêu chảy, đau cơ. R0 của SARS nằm trong khoảng từ 2 đến 4, tức là dễ lây nhiễm.
 
MERS
  Lạc đà là nguồn lây nhiễm MERS sang con người. Ảnh: Reuters
Lạc đà là nguồn lây nhiễm MERS sang con người. Ảnh: Reuters
MERS xuất hiện lần đầu tại Saudi Arabia năm 2012. 80% trường hợp nhiễm MERS thuộc lãnh thổ Saudi Arabia, nhưng dịch bệnh này đã xuất hiện tại 27 quốc gia khác.
 
Tính đến tháng 3-2020, trên toàn cầu có 2.521 ca mắc MERS và 866 trường hợp tử vong, trong đó đa số tại Saudi Arabia.
 
WHO cho biết lạc đà là vật chủ của virus gây bệnh MERS. Bệnh nhân MERS không có nhiều triệu chứng, phổ biến là ho, khó thở, sốt. R0 của MERS ở mức thấp dưới 1, tức là bệnh ít lây lan.
 
Theo Hà Linh (Báo Tin tức)
 

tin liên quan

Các nhà khoa học Argentina giải mã thành công bộ gien của virus SARS-COV-2
Các nhà khoa học Argentina giải mã thành công bộ gien của virus SARS-COV-2

Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, các nhà khoa học thuộc Trung tâm quản lý các Phòng thí nghiệm và Viện nghiên cứu Y tế Dr. Carlos Malbrán (ANLIS) của Argentina vừa thông báo việc giải mã thành công trình tự các bộ gien hoàn chỉnh của mẫu virus thu được từ 3 bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại nước này.

Dịch COVID-19: Tập trung nguồn lực chủ động sản xuất bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2
Dịch COVID-19: Tập trung nguồn lực chủ động sản xuất bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Chiều 8-4, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp về công tác xét nghiệm trong phòng, chống dịch COVID-19.

Robot do Bộ KH&CN đặt hàng đã ra đời để hỗ trợ điều trị COVID-19
Robot do Bộ KH&CN đặt hàng đã ra đời để hỗ trợ điều trị COVID-19

Robot hỗ trợ điều trị COVID-19 hiện tại có thể làm giúp công việc của 3 - 5 nhân viên y tế bằng nhiều tính năng như đưa thuốc, thu gom rác, đưa cơm cho bệnh nhân. Đồng thời giữa bác sĩ và bệnh nhân sẽ tương tác nhau qua hệ thống đường truyền riêng gắn trên robot giảm rủi ro khi điều trị.