Ra mắt 2 ứng dụng khai báo y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19

  • 07:03, 10/03/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Hai ứng dụng NCOVI và Vietnam Health Delaration sẽ thu thập thông tin từ các trường hợp nghi ngờ cách ly nhiễm COVID-19, từ đó giúp các cơ quan quản lý nắm bắt tình hình và xử lý bệnh dịch kịp thời.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ ra mắt ứng dụng phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ ra mắt ứng dụng phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ngày 9-3, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Y tế cho ra mắt hai ứng dụng bao gồm: NCOVI dành cho người dân Việt Nam và Vietnam Health Delaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam.
 
Theo đó, ứng dụng NCOVI (do Tập đoàn VNPT cùng các công ty ICT lớn ở Việt Nam nghiên cứu và phát triển) được Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị toàn dân sử dụng để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động.
 
Ứng dụng gồm nhiều chức năng như: khai báo yếu tố nguy cơ (dành cho những người đi từ vùng dịch, đã tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, giúp họ được hỗ trợ kịp thời từ cơ quan y tế); khai báo y tế toàn dân (dành cho người dân đăng ký thông tin sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình với cơ quan y tế).
 
Ngoài ra, ứng dụng còn có chức năng theo dõi sức khỏe, chức năng phản ánh thông tin (cho phép người dùng phản ánh đến cơ quan chức năng các trường hợp khả nghi, cần theo dõi bệnh), chức năng cảnh báo khu vực có dịch... 
Ứng dụng sẽ thu thập thông tin từ các trường hợp nghi ngờ cách ly nhiễm COVID-19, từ đó giúp các cơ quan quản lý nắm bắt tình hình và xử lý bệnh dịch kịp thời. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ứng dụng sẽ thu thập thông tin từ các trường hợp nghi ngờ cách ly nhiễm COVID-19, từ đó giúp các cơ quan quản lý nắm bắt tình hình và xử lý bệnh dịch kịp thời. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ứng dụng thứ hai là Vietnam Health declaration (do Viettel Solutions xây dựng) được Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị người nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng để khai báo y tế.
 
Theo đó, người nhập cảnh vào Việt Nam có thể khai bằng cách quét mã QR qua điện thoại thông minh để nhận đầy đủ các thông tin cần khai báo. Khi kê xong, các thông tin từ tờ khai sẽ được hệ thống cập nhật về các trung tâm chống dịch và cơ quan của Việt Nam để quản lý.
 
Ngoài ra, người dân cũng có thể truy cập trang suckhoetoandan.vn/khaiyte hoặc tokhaiyte.vn và làm theo hướng dẫn để thực hiện khai báo y tế điện tử.
 
Thông qua hệ thống, các cơ quan quản lý có thể nắm bắt chính xác số lượng về người nhập cảnh, xuất cảnh, quản lý các trường hợp nghi ngờ cách ly, thống kê và báo cáo tình hình nhanh và chính xác nhất tới cơ quan y tế, địa phương.
Khách nước ngoài đang sử dụng ứng dụng khai báo y tế. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Khách nước ngoài đang sử dụng ứng dụng khai báo y tế. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trong buổi ra mắt, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng ngồi lại với nhau, tham gia nâng cấp các ứng dụng này và mở rộng nó. Mỗi doanh nghiệp tham gia vào đều được cộng đồng ghi nhận đóng góp.
 
"Từ việc chỉ cung cấp thông tin của người dùng với cơ quan y tế để có được sự trợ giúp khi cần thiết, chúng ta có thể mở rộng nhiều thêm rất nhiều tính năng và ứng dụng để cùng phục vụ mục đích chống dịch," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Phó Thủ tướng cũng kêu gọi mọi người cùng tham gia sử dụng ứng dụng này. Đây là hành động đóng góp tích cực cho việc chống dịch COVID-19. Khi đất nước gặp khó khăn, tất cả người Việt Nam đều nắm chặt tay nhau, bước qua những cái riêng tư để cùng đạt được mục đích.
 
Cả 2 ứng dụng trên đều hỗ trợ được tất cả các thuê bao của các nhà mạng khác nhau, tương thích với hệ điều hành Andriod và iOS (sắp ra mắt). Để tạo tài khoản, người dùng phải cung cấp các thông tin gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ tùy thân, địa chỉ, số điện thoại.
 
Đặc biệt, các ứng dụng cũng sẽ được đảm bảo an toàn bảo mật dữ liệu, chống tấn công mạng như từ chối dịch vụ, chiếm quyền kiểm soát, rò rỉ thông tin cá nhân…/.
(Nguồn: Viettel)
(Nguồn: Viettel)
 
Theo PV (Vietnam+)

tin liên quan

Hướng dẫn khai báo y tế toàn dân qua điện thoại để phòng COVID-19
Hướng dẫn khai báo y tế toàn dân qua điện thoại để phòng COVID-19

Hiện nay, người dân Việt Nam sử dụng các thiết bị chạy hệ điều hành Androi đã có thể khai báo y tế toàn dân qua ứng dụng NCOVI do VNPT phát hành.

 
Bản đồ dịch COVID-19 tại Hà Nội trên Google Maps gây hoang mang
Bản đồ dịch COVID-19 tại Hà Nội trên Google Maps gây hoang mang

Rất nhiều người tỏ ra hoang mang khi thấy trên Google Maps chia sẻ bản đồ lưu ý dịch COVID-19 tại nhiều địa điểm trên thành phố Hà Nội mà chưa được kiểm chứng.

Thang máy ở Trung Quốc dùng nút bấm 3D holographic ngăn COVID-19
Thang máy ở Trung Quốc dùng nút bấm 3D holographic ngăn COVID-19

Lo ngại bị lây nhiễm COVID-19, mọi người đang sử dụng công nghệ hình ba chiều holographic, điều khiển bằng giọng nói và cả tăm để điều khiển thang máy ở Trung Quốc.